Chủ Đề: Thức Ăn Dành Cho Người Bệnh Tiểu Đường
I. Làm sao để biết mình bị bệnh tiểu đường?
Để biết mình có bị tiểu đường hay không bạn cần đo chỉ số đường huyết tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế.Thời điểm đo đường huyết tốt nhất là lúc đói, sau ăn 8 tiếng hoặc sau khi thức dậy, chưa ăn uống gì cả. Bạn cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối ở nơi trích máu trước và sau khi thử.
Nếu đo chỉ số đường huyết tại nhà, bạn cần biết cách đọc chỉ số đường huyết chính xác.

Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết an toàn như sau:
- Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl
- Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dl
- Trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dl
- Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
- Xét nghiệm dung nạp Glucose
- Xét nghiệm Hemoglobin A1C
- Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói)
Ngoài ra, bạn có thể phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường sau đây:
- Mệt mỏi
- Tiểu nhiều, khát nhiều
- Nhanh đói
- Giảm cân không kiểm soát
- Vết thương lâu lành
- Bệnh về da
- Mờ mắt
- Nhiễm nấm
- Dễ bị cảm lạnh và cúm
- Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân, bàn tay
II. Làm gì khi đã biết mình bị tiểu đường?
Nếu chắc chắn bản thân đã bị tiểu đường, bạn cần chuẩn bị tinh thần điều trị căn bệnh một cách bền bĩ, kiên trì và lưu ý những điều căn bản sau đây:Điều trị bằng thuốc Tây
- Nhóm thuốc sulphonylurea
- Thuốc ức chế men alpha – glucosidase
- Thuốc metformin
- Nhóm thuốc thiazolidinedione (TZD)
- Nhóm meglitimide
Điều trị bằng thuốc Đông y
- Hạ Thanh Đường
- Tiểu Đường Hoàn Difoco
- Viên uống Mudaru
- Tiểu Đường Medi Happy
Luyện tập thể thao điều độ
Tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại mà bệnh nhân nên lựa chọn môn vận động phù hợp nhất: đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp.
Có chế độ ăn uống hợp lý
III. Lời khuyên về thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường
Thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường cần nạp đủ năng lượng theo thể trạng và tính chất lao động như sau:Thể trạng | Lao động nhẹ | Lao động vừa | Lao động nặng |
Gầy | 35kcal/kg | 40kcal/kg | 45kcal/kg |
Trung bình | 30kcal/kg | 35kcal/kg | 40kcal/kg |
Mập | 25kcal/kg | 30kcal/kg | 35kcal/kg |
Thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường cần được lựa chọn kỹ đối với mỗi loại thực phẩm nhằm kiểm soát đường huyết hiệu quả. Dưới đây là những loại thực phẩm được gợi ý dành cho bệnh nhân tiểu đường.
1. Sữa
Trong các loại thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường, sữa là sản phẩm rất quan trọng vì bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những loại sữa chứa lượng đường cao lại bị khuyến cáo không nên dùng cho người tiểu đường.Dưới đây là một số loại sữa trên thị trường được cho là phù hợp với các đối tượng bị tiểu đường.
- Sữa Diabetcare Gold của hãng Nutifood
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nutifood, sản phẩm là giải pháp dinh dưỡng đặc biệt cho các bệnh nhân tiểu đường. Vì sữa cung cấp đầy đủ chất dưỡng chất và năng lượng giúp bệnh nhân ổn định đường huyết.
Sản phẩm chứa thành phần đường bột giúp hấp thu đường huyết, các axit béo không no có lợi cho sức khỏe và các vitamin thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt, sản phẩm không chứa gluten và cholesterol nên an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
- Sữa Diecerna của hãng Vinamilk
Palatinose trong sữa chính là cacbonhudrat được cơ thể chuyển hóa thành đường glucose, một loại đường không gây tăng chỉ số đường huyết trong máu. Đồng thơi, đây là chất giúp cung cấp năng lượng ổn định nhất cho cơ thể.
- Sữa Glucerna của hãng Abott
Sữa giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định với sự kết hợp độc đáo của dưỡng chất đặc chế Tripple Care đã được viện dinh dưỡng y khoa chứng minh lâm sàng.
Hệ bột đường tiên tiến hấp thu chậm cung cấp năng lượng đường bột vừa đủ cho cơ thể mà không gây tăng đường huyết.
Sữa còn mang lại cho bệnh nhân một trái tim khỏe mạnh với hỗn hợp các acid béo không no và Omega 3 tốt cho tim mạch.
2. Trái cây
Trong thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường, trái cây là loại không nên bị kiêng khem vì đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng thực vật và chất xơ thiết yếu cho cơ thể.Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý lựa chọn loại trái cây có chỉ số đường thấp (dưới 55) nhằm không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Sau đây là những loại trái cây rất phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Kiwi
Kiwi có chỉ số đường khoảng từ 47-58 nên khá an toàn cho người bị tiểu đường.
Loại quả này có nhiều chất xơ và ít carbohydrat nên hỗ trợ tốt việc kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol.
Trong quả kiwi còn chứa nhiều vitamin C, E, A, kali và một lượng lớn beta-carotene giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.
- Cam
Cam chứa lượng lớn chất xơ, vitamin C và cá khoáng chất khác giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
- Bưởi
Bưởi có chỉ số đường chỉ 25 và chứa một hàm lượng cao chất xơ hòa tan cùng vitamin C.
Ngoài ra, bưởi còn giúp cơ thể tăng độ nhạy cảm với insulin nên rất có ích trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiể đường.
- Táo
Táo có khả năng giúp cơ thể giải độc, loại bỏ các chất thải nguy hại và giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân đến 35%.
- Ổi
3. Thức ăn vặt
Các bữa ăn phụ luôn khiến người bị tiểu đường lo lắng vì sợ nạp vào lượng đường quá lớn, không tốt cho sức khỏe.Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì trong những thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường dưới đây sẽ là các món ăn vặt thơm ngon nhưng không hề gây hại cho sức khỏe.
- Bánh bông lan dừa
- Hạt điều, hạt hạnh nhân
Chúng được xem là loại thức ăn nhẹ bổ dưỡng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
- Salad đậu đen
Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm cholesterol trong cơ thể nên có ích cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
- Bánh pudding không đường
- Phomat
Phomat có thế giúp tăng thêm protein kiềm chế cơn đói, hạn chế việc ăn uống quá mức làm tăng thêm lượng đường và đây cũng là nguồnncung cấp thêm canxi cho cơ thể.
- Bánh ngũ cốc nguyên hạt
4. Thức ăn chính
Đây là những món quan trọng trong những thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường vì là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý các món chính sau đây.- Gạo
Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn gạo lứt hoặc gạo mầm
Khác với gạo trắng, gạo lứt vẫn còn nguyên phôi và lớp vỏ cám nên chứa nhiều vitamin B, E, magie, mangan, sắt và chất xơ.
Theo tổ chức WHO, sử dụng 50gam gạo lứt thay gạo trắng mỗi ngày sẽ giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sử dụng 120gam/ tuần sẽ giảm 11% nguy cơ bị tiểu đường.
Gạo mầm là loại lên mầm từ gạo lứt và có giữ lại lớp cám bên ngoài.
Gạo mầm có lượng GABA cao làm tăng hoạt động insulin, ổn định đường huyết, huyết áp, cholesterol trong máu, tăng cường chức năng gan thận,…
- Thịt
Thay vào đó, chúng ta nên ăn các loại thịt trắng như thịt cá hoặc thịt gia cầm (bỏ da).
Thịt cá có hàm lượng đạm cao, chất lượng tốt và các acid amin cân đối. Chất đạm trong cá dễ hấp thu hơn trong thịt. Thịt cá rất tốt cho sức khỏe, nhất là cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
Thịt gia cầm được xem như loại thịt trắng dễ hấp thụ, giúp giảm cholesterol, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
- Dầu ăn
Các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường là dầu đậu nành, dầu oliu và dầu mè.
Dầu đậu nành có tác dụng phòng tránh các mảng bám trong thành mạch máu cùng với tình trạng lắng cặn.
Dầu oliu là dầu ép ra từ quả oliu, dầu oliu nguyên chất chứa nhiều vitamin E và axit béo có lợi.
Dầu mè giàu chất chống oxy hóa, giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm lượng đường huyết.
- Rau củ
Các loại rau củ tốt cho người bệnh tiểu đường có thể kể đến: khổ qua, bông cải xanh, cà tím, bắp cải, cải bó xôi, hành tây,…
Trên đây là những thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường tiêu biểu mà chúng tôi tổng hợp được. Rất mong bài viết này đem lại thông tin hữu ích cho các bạn. Hãy chia sẻ các thông tin trên đến những người đang bị tiểu đường mà bạn biết nhé.
Nguồn : http://thucphamchonguoibenh.com/thuc-an-danh-cho-nguoi-benh-tieu-duong/
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768
Đăng nhận xét