Chủ Đề: Cách Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2

Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng lại được cho là nơi có số người bệnh phát triển nhanh nhất thế giới.
Nước ta hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Và con số này dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.
Tuy nhiên có đến khoảng 70% số người mắc bệnh tại Việt Nam chưa được chẩn đoán và phát hiện. Bệnh tiểu đường được quản lý tại các cơ sở y tế mới chỉ khoảng 28,9%.
Con số này báo động một tình trạng nguy hiểm về gánh nặng y tế trong tương lai. Vì vậy, mọi người cần lưu ý kiểm tra xem bản thân có mắc phải bệnh tiểu đường hay không và cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.
CÁCH TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Những nguyên nhân gì gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường gồm 2 loại là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: chiếm khoảng 5-10% số người bị bệnh tiểu đường, nguyên nhân của bệnh là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị xâm nhập bởi các vi khuẩn, vi rút có hại phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: chiếm khoảng 90% số người mắc bệnh tiểu đường, nguyên nhân là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc kháng với insulin, không cho insulin chuyển đường từ máu vào các tế bào.
Y học đã ghi nhận các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiểu đường là:
  • Yếu tố di truyền: khi cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường, đứa con hoàn toàn có khả năng mang gen bệnh.
  • Những thói quen ăn uống thiếu khoa học: như ăn bánh ngọt, ăn đồ ăn nhanh, ăn nhiều muối và uống nhiều rượu,…
Đây là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, gây ra sức đề kháng insulin và dễ dàng làm đường huyết tăng cao.
  • Người béo phì: nhóm người này thường có khả năng giảm đường huyết của insulin đặc biệt thấp hơn, gây ra tình trạng tăng đường huyết.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ai béo phì cũng mắc bệnh tiểu đường, vì sự xuất hiện của bệnh cần có thời gian và phụ thuộc khả năng thích ứng của cơ thể.
Sau đây là những cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 theo chế độ ăn uống, vận động và dùng thuốc điều trị theo lời khuyên của các chuyên gia và bác sĩ hiện nay.

1. Cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng chế độ ăn uống

Nguyên tắc ăn uống hợp lí là cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 vô cùng hiệu quả.
Sau đây là những điều cần lưu ý về cách ăn uống cho người bệnh:
  • Ăn đúng giờ, ăn thịt tối đa 2 lần trong tuần. Ngoài ra người bệnh phải bổ sung ăn nhiều rau cùng các sản phẩm ngũ cốc.
  • Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Không được bỏ bữa dù đang có cảm giác chán ăn.
  • Ăn chậm nhai kỹ để tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
  • Không ăn quá nhiều, tránh nạp lượng đường quá cao từ thức ăn vào cơ thể.

  • Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu chín, tránh chế biến dạng rán, chiên.
  • Không kiêng khem quá mức, phải nạp đủ năng lượng cần thiết vào cơ thể, tránh bị suy dinh dưỡng.
  • Đối với người béo phì cũng không nên ăn kiêng quá mức đột ngột, mà phải giảm lượng thực phẩm từ từ.
  • Tuân theo nguyên tắc ăn uống đa dạng, nhiều thành phần, đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Có thể chia bữa ăn ra làm nhiều buổi phụ trong ngày vì đường huyết dễ tăng cao sau bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần nạp đủ năng lượng theo thể trạng và tính chất lao động như sau:
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng gluxit, protit và lipit cần thiết cho cơ thể. Trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protit chiếm 15% và lipit chiếm 35%.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ưu tiên ăn những loại thực phẩm sau:
  • Thực phẩm chứa tinh bột dạng phức: ngũ cốc nguyên cám, rau củ, đậu, trái cây đúng mùa,…
  • Đạm có lợi từ động vật lẫn thực vật: thịt trắng, trứng, đậu, vừng lạc,…
  • Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa: dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè,…
  • Thực phẩm chứa chất xơ, vitamin và muối khoáng: các loại rau quả và trái cây tươi có chỉ số đường thấp.

2. Cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng chế độ vận động

Điều trị bằng chế độ vận động theo lời khuyên của Liên đoàn đái tháo đường như sau: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên tập luyện tổng cộng 30-45 phút mỗi ngày, 3-5 ngày trong tuần hoặc 150 phút/ tuần.
Tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại mà bệnh nhân nên lựa chọn môn vận động phù hợp nhất: đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp.
Số lần tập luyện tốt nhất là 3 lần mỗi tuần.
Khi bệnh nhân xuất hiện các biến chứng về thần kinh ngoại biên, nên lựa chọn bộ môn thể thao nhẹ nhàng, ngồi tại chỗ như: chèo thuyền, đạp xe hoặc bơi lội.
Người bệnh không nên mang vác vật nặng, chạy bộ đường dài tốn sức nhiều.
Đối với bệnh nhân xuất hiện các biến chứng về thận nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động có cường độ cao.

3. Cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc Tây

Cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc Tây cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nhóm thuốc sulphonylurea làm tăng tiết Insulin: đây là những loại thuốc phổ biến nhất mà bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dùng phổ biến nhất vì có tác dụng chính là kích thích tuyến tụy tăng tiết Insulin.
Tuy nhiên, thuốc có tác dụng gây tăng cân, tuy không nhiều, và hạ đường huyết quá thấp.

(Ảnh minh họa)
Nhóm thuốc này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày vào trước bữa ăn.
  • Thuốc ức chế men alpha – glucosidase: có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu carbonhydrat ở đường tiêu hóa, nhờ đó làm giảm mức độ tăng đường trong máu sau bữa ăn.
Tác dụng phụ của thuốc là gây đầy hơi và sôi bụng, đôi khi đau bụng và tiêu chảy vì thuốc này làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường trong lòng ruột.
  • Thuốc metformin: có ưu điểm nổi bật là không làm tăng cân và không làm hạ đường huyết quá thấp. Vì vậy, thuốc phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị béo phì.
Các tác dụng phụ của thuốc thường là: đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
Lưu ý không dùng loại thuốc này cho bệnh nhân đã bị suy thận, suy gan và suy hô hấp.
  • Nhóm thuốc thiazolidinedione (TZD): có khả năng làm tăng tác dụng của Insulin tại các mô trong cơ thể nhưng không làm tăng tiết Insulin. Ngoài ra, còn có tác dụng làm giảm rối loạn mỡ máu.

(Ảnh minh họa)
Nhóm thuốc TZD thường gây tăng cân vì làm tăng tích trỡ mỡ dưới da, một phần do giữ nước.
Các bệnh nhân bị suy tim, viêm gan hoặc men gan tăng cao cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc này.
  • Nhóm meglitimide: có tác dụng kích thích tế bào beta của tụy tăng sản xuất Insulin.
Tác dụng thuốc xuất hiện nhanh, khoảng 30 phút sau khi uống. Vì vậy, thuốc thường được dùng sau bữa ăn vì giúp làm giảm đường máu sau ăn.
Lưu ý, không được uống thuốc nếu không ăn. Những trường hợp tránh dùng thuốc này là bệnh nhân suy gan, thận, có thai, nhiễm trùng và phẫu thuật,…
Nhìn chung thuốc tây có tác dụng nhanh trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên lại gây ra nhiều tác dụng phụ có hại trong cơ thể người bệnh.
Vì vậy, nhiều bệnh nhân ưu ái sử dụng các bài thuốc Đông y hơn vì bào chế từ thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng cho cơ thể nếu dùng đúng theo hướng dẫn.

4. Cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng thảo dược Đông y

Thảo dược Đông y là cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 được khách hàng tin tưởng vì hiệu quả tốt, bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên quý giá và không gây tác dụng phụ như thuốc Tây.
Những bài thuốc Đông y nổi tiếng hiện nay vì đã giúp nhiều bệnh nhân điều hòa đường huyết ổn định:
  • Hạ Thanh Đường

Hạ Thanh Đường được phát triển từ năm 2008 do Đơn vị nghiên cứu ứng dụng và phát triển y học dân tộc cùng 10 giáo sư chuyên ngành tiểu đường, đầu ngành các bệnh viện lớn tại Việt Nam nghiên cứu trong 5 năm.
Bài thuốc được các bác sĩ chuyên ngành đánh giá là rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiểu đường, hạ đường huyết.
Thuốc có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm, tuyệt đối an toàn, không gây tác dụng phụ có hại đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.
  • Sa Sâm: thanh tải phế và bổ âm tăng sinh dịch cơ thể
  • Đan Bì: kháng viêm, đào thải các độc tố tích tụ trong máu
  • Thiên Hoa: phế nhiệt thanh đường, điều hóa khí huyết
  • Sinh Địa: có tác dụng cầm máu và bổ huyết
  • Hoàng Liên: thanh lọc cơ thể, giảm mỡ máu
  • Kỷ Tử: tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường chức năng thận
  • Y Dĩ: giúp loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể
  • Mạch Môn: giúp tránh lắng đọng canxi ở thận
  • Hoài Sơn: có tác dụng hạ đường huyết tốt
Với phương pháp điều trị của Đông y hiện đại: ngoài việc ổn định đường huyết lâu dài, phương pháp này còn mang đến niềm hy vọng rất lớn cho bệnh nhân đó là khả năng hồi phục tuyến tụy để cung cấp hoạt chất chuyển hóa đường chất lượng, giúp bệnh nhân không phải uống thuốc suốt đời.
Bài thuốc đã được chứng minh lâm sàng và phân phối trên toàn quốc thông qua kênh online sieuthisongkhoe.com
  • Tiểu Đường Hoàn

Tiểu Đường Hoàn là thuốc Đông y do Công ty cổ phần Difoco sản xuất, nổi tiếng với những tác dụng điều trị hiệu quả sau đây:
  • Trong 7 ngày đầu sử dụng đã có tác dụng giảm đường huyết xuống về mức an toàn.
  • Đảm bảo đường huyết ổn định chỉ sau 1 liệu trình dùng thuốc (1 liệu trình 2 hộp dùng trong 2 tháng).

  • Tiểu đường hoàn giúp đào thải những đào thải những độc tố trong tuyến tụy, đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tụy hồi phục và hoạt động lại như bình thường.
  • Giảm đường huyết, giảm cholesterol xấu, và cải thiện chức năng tuyến tụy.
  • Ngặn chặn các biến chứng từ bệnh tiểu đường.
  • Tiêu Khát Thang

Tiêu Khát Thang là bài thuốc Đông y của nhà thuốc Tâm Minh Đường.
Thành phần chính của thuốc gồm: Đẳng sâm, Thục địa, Khổ qua, Hoàng bá
Tiêu Khát Thang được nhiều người đánh giá là giải pháp toàn diện giúp người bệnh tiểu đường có thể:

  • Hạ và ổn định đường huyết
  • Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
  • Giảm mỡ máu xấu, hạ HbA1c
  • Giảm thèm ăn ngọt, hỗ trợ ăn kiêng
Người bệnh cần kết hợp uống thuốc với chế độ dinh dưỡng và các bài tập mà bác sĩ hướng dẫn.
  • Thanh Đường An

Thanh Đường An là thực phẩm chức năng được bào chế bởi Công ty TNHH Gia Cảnh (GPHARM). Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng và có thể sử dụng kết hợp tuốc tây.
Công dụng chính của Thanh Đường An là:
  • Hỗ trợ hạ đường huyết
  • Phòng ngừa và hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường
  • Giảm mỡ máu
  • Ổn định huyết áp
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Bảo vệ gan, thận
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Phòng tránh các tác nhân oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra
Trên đây là những cách trị bệnh tiểu đường tuýp 2 mà chúng tôi tổng hợp được. Bệnh nhân tiểu đường nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Mọi câu hỏi xin gửi về thucphamchonguoibenh.com để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn đã theo dõi.
----------------
Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/cach-tri-benh-tieu-duong-tuyp-2/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Chế Độ Ăn Cho Người Tiểu Đường Tuýp 2

Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo các lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia về chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lí.
CHIA SẺ CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

1. Những con số thống kê về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là Đái tháo đường, là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Đây là nguyên nhân tử vong xếp thứ 3 thế giới sau bệnh ung thư và tim mạch.
Theo ước tính phạm vi toàn cầu trong năm 2017 của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF):
  • Một trong 11 người trưởng thành (20-79 tuổi) bị tiểu đường (425 triệu người)
  • Một trong 2 người trưởng thành (20-79 tuổi) bị tiểu đường không được chẩn đoán (trên 212 triệu người)
  • 12% chi phí cho y tế của toàn thế giới được chi cho bệnh tiểu đường (727 tỷ USD)
  • Một trong 6 trẻ được sinh ra (16,2%) bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ
  • Ba phần tư (79%) số người bị tiểu đường sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
Theo ước tính của IDF đến năm 2045:
  • Một trong 10 người trưởng thành (20 – 79 tuổi) sẽ bị tiểu đường (629 triệu người)
  • Chi phí y tế liên quan đến tháo đường sẽ vượt quá 776 tỷ USD
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Con số này dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.
Tuy nhiên có đến khoảng 70% số người mắc bệnh tại Việt Nam chưa được chẩn đoán và phát hiện. Đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế mới chỉ khoảng 28,9%.
Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (Chủ tịch Hội Người giáo dục bênh đái tháo đường Việt Nam): Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”
Một thực tế cho thấy, người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi 30 – 65 tuổi, thậm chí ở cả trẻ vị thành niên.
Theo những con số thống kê trên cho thấy, số người bị bệnh tiểu đường đang ở tình trạng báo động nguy hiểm trên toàn cầu nói chung và cả Việt Nam nói riêng.

2. Khái quát về bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo định nghĩa đơn giản nhất, bệnh tiểu đường là tình trạng đường trong máu quá cao.
Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90% số người mắc bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu trên 40 tuổi và người béo phì.
Trong những trường hợp này, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc kháng với insulin, không cho insulin chuyển đường từ máu vào các tế bào.
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có các triệu chứng bao gồm:
  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
  • Uống nước nhiều nhưng vấn mau khát
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Vết thương lâu lành
  • Đau và tê ở chân hoặc tay
  • Sụt cân không rõ lý do
Để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ nhận định thông qua các loại xét nghiệm sau:
  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm dung nạp Glucose
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói)
Các chuyên gia khuyên rằng, người bị tiểu đường tuýp 2 cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học mới có thể duy trì sức khỏe ở tình trạng tốt.
Sau đây sẽ là những lời khuyên về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 từ các bác sĩ.

3. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên gì về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2?

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 có mức độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.
Trong thực tế, nhiều bệnh nhân kiêng khem nhiều món và không dám ăn nhiều. Lâu ngày, thói quen này sẽ dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ba yếu tố quan trọng mà bệnh nhân cần nắm rõ bao gồm:
  • Ăn uống đúng cách
  • Uống đúng thuốc
  • Vận động thể dục điều độ
Đối với chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cần đạt được nhu cầu năng lượng tính theo thể trạng và tính chất lao động như sau:
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng gluxit, protit và lipit cần thiết cho cơ thể. Trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protit chiếm 15% và lipit chiếm 35%
Phương thức chế biến thức ăn chủ yếu nên là luộc, hầm hoặc nướng, không nên dùng cách chiên xào nhiều.
Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết tăng cao sau bữa ăn. Vì vậy, bệnh nhân nên ăn nhiều lần theo từng bữa nhỏ và phân bổ lượng calo cho thích hợp.

4. Áp dụng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 ra sao?

Đối với thức ăn chứa tinh bột

Một nguyên tắc nên nhớ trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là: lượng tinh bột đưa vào cơ thể cho người bệnh tiểu đường nên bằng khoảng 50% – 60% người thường.
Người bệnh tiểu đường cần cẩn thận đong đếm lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn để giữ mức độ đường huyết ở phạm vi an toàn.
Tinh bột có hai dạng: dạng phức và dạng đơn. Cơ thể con người chuyển hóa mọi dạng tinh bột thanh glucose hay đường trong máu. Tuy nhiên, tinh bột dạng phức cho phép mức glucose tăng chậm, trong khi dạng đơn được chuyển hóa rất nhanh.
Thực phẩm chứa tinh bột dạng phức còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Những loại thực phẩm chứa tinh bột dạng phức bao gồm:
  • Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, lúa mì lứt, kê lứt, yến mạch,…
  • Rau củ: cà rốt, củ cải, củ sen, sắn dây, bắp cải, bông cải, bí đỏ, hành tây, tía tô, bồ ngót, chùm ngây, xà lách,…
  • Đậu: đậu đỏ, đậu nành, đậu phụ,…
  • Trái cây đúng mùa: bơ, táo, cherry, gấc,…

Đối với thực phẩm chứa chất đạm

Trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2, lượng đạm cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% – 20% trên tổng số calo nạp vào mỗi ngày (người bình thường là 12% – 14%). Nếu người bệnh đã có biến chứng về thận thì nên tiêu thụ protein ít hơn 10% lượng calo hàng ngày để giảm gánh nặng cho thận.
Đạm, hay còn gọi là protein, là chất căn bản trong sự sống của mọi tế bào, là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể cũng như tế bào mềm ở các cơ quan. Đạm giúp cơ thể tăng trưởng và cơ quan nội tạng hoạt động.
Protein là loại không thể tích trữ như các chất dinh dưỡng khác nên con người cần nạp protein mỗi ngày.
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nên sử dụng phối hợp cả protein động vật và protein thực vật.
  • Protein động vật có lợi: thịt cá, gia cầm (bỏ da), trứng,…
  • Protein thực vật có lợi: các loại đậu, vừng, lạc,…
Người bệnh không nên ăn các loại thịt có màu đỏ như bò, lợn, dê,…
Ăn thịt đỏ nhiều rất có hại vì làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tăng khả năng kháng với insulin khiến bệnh thêm nguy hiểm.

Đối với thực phẩm chứa chất béo

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cũng cần hạn chế mỡ. Các bác sĩ khuyên lượng cholesterol đưa vào cơ thể phải dưới 300 mg mỗi ngày.
Chất béo có tác dụng điều hòa quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cấu tạo màng tế bào, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi nhiệt độ, dự trữ năng lượng.
Chất béo còn có chức năng vận chuyển các vitamin tan trong dầu như A, D, E, F, K và cung cấp acid béo cần thiết để tạo năng lượng (1g chất béo đốt cháy trong cơ thể cho 9kcal).
Khoa học chia chất béo làm hai loại: bão hòa và không bão hòa.
Chất béo bão hòa có tính đông đặc trong nhiệt độ bình thường. Loại này tìm thấy nhiều trong thịt, mỡ, lòng đỏ trứng gà, sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, kem, bơ,…
Chất béo bão hòa rất có hại cho sức khỏe vì có thể gây nghẽn mạch máu. Người bị tiểu đường tuýp 2 không nên nạp chất béo bão hòa vào cơ thể.
Chất béo không bão hòa là loại không đông đặc ở nhiệt độ bình thường. Loại này tìm thấy chủ yếu trong dầu thực vật như dầu đậu nành, dậu olive, dầu mè. Đây là chất béo tốt vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong máu và là những acid béo thiết yếu.

Rau, trái cây tươi

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cần bổ sung 400gam rau quả và trái cây tươi mỗi ngày.
Những loại thực phẩm này vừa có công dụng bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất vừa có tác dụng chống lão hóa tốt.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống. Chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm chậm hấp thu đường và giảm mức tăng đường sau khi ăn.
Tuy nhiên người bị bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây có lượng đường cao như xoài, dưa hấu, nhãn,….
Thay vào đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên thường xuyên ăn: củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, bưởi, cam, quýt, táo,…

Đối với thực phẩm chứa chất ngọt

Chất ngọt là loại thực phẩm làm bệnh tiểu đường ngày càng trở nặng. Các bác sĩ vẫn thường đưa lời khuyên rằng: chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cần tránh xa các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, trái cây khô chứa đường nhân tạo,…
Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng nên tránh xa rượu bia, các loại thức uống có cồn, chứa chất kích thích. Những loại thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân tiểu đường còn cần có thói quen luyện tập thể dục thường xuyên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Vì thể dục có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose trong máu và hoạt động của insulin trong cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nên tập các bài thể dục như bơi lội, đạp xe và đi bộ.
Những bài tập thể dục nên tránh gồm: mang vác vật nặng quá sức và chạy bộ quá lâu, vượt quá mức chịu đựng khiến cơ thể kiệt sức.
Trên đây là những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2. Chúng tôi mong rằng, bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh này. Hãy gửi lại câu hỏi cho chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Người Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 Nên Kiêng Ăn Gì?

1. Sơ lược về bệnh tiểu đường tuýp 2?

Insulin là một hormone giúp điều hòa lượng đường (glucose) trong máu. Khi glucose trong máu tăng cao, tuyến tụy sẽ được kích thích tiết ra insulin để vận chuyển glucose vào tế bào nhằm tạo năng lượng cho cơ thể.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc có đủ insulin nhưng hoạt động không hiệu quả. Khi đó, glucose không vào được tế bào mà ở trong máu, gây bệnh đường huyết.
Cứ mỗi phút, trên thế giới có 6 người tử vong vì biến chứng của bệnh tiểu đường. Những biến chứng có thể kể đến: mù lòa, suy thận, đoạn chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, hôn mê,…
Vì vậy, người bệnh cần có chế độ điều trị và ăn uống hợp lí mới hạn chế được các biến chứng xảy ra.
NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 NÊN KIÊNG ĂN GÌ?

2. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên kiêng ăn gì?

Để biết được người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên kiêng ăn gì, chúng ta hãy cùng điểm qua vài thực phẩm sau đây.
  • Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô luôn có lượng đường cao hơn trái cây tươi. Vì trái cây sấy khô cần đường để tạo hương vị hoặc làm chất bảo quản.
Trái cây sấy khô có thể làm lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn nên không tốt cho người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa lượng natri cao dễ dẫn đến tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
So với trái cây tươi, trái cây sấy khô đã được loại bỏ nước nên hàm lượng calo trong thực phẩm sẽ cao hơn, dễ dẫn đến tăng cân, không hề tốt cho bệnh nhân.
  • Kẹo ngọt, bánh ngọt
Đây là một trong các loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên kiêng ăn gì.
Tuy đồ ngọt là chất kích thích vị giác cho con người nhưng lại gây nhiều tác hại xấu. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa loại thực phẩm này nếu không muốn lượng đường trong máu tăng vọt.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn nhiều thực phẩm ngọt sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể, giảm khả năng hập thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Gạo trắng
Tinh bột trong gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu. Khi ăn nhiều gạo trắng, đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, gây hại cho bệnh nhân tiểu đường.
Thói quen ăn cơm hàng ngày không cần phải thay đổi, chỉ cần chọn loại gạo tốt hơn như gạo nâu, gạo lứt.

  • Thịt đỏ (bò, dê, lợn)
Ăn thịt đỏ nhiều rất có hại vì làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tăng khả năng kháng với insulin khiến bệnh thêm nguy hiểm.
Thịt đỏ chứa lượng chất béo bão hòa cao. Chất béo bão hòa lại rất có hại cho sức khỏe vì có thể gây nghẽn mạch máu. Người bị tiểu đường tuýp 2 không nên ăn loại thực phẩm này vào cơ thể.
Ngoài ra, thịt đỏ còn dễ gây béo phì và có hại cho hệ tiêu hóa.

  • Trái cây có đường cao (nhãn, xoài, dưa hấu,…)
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chỉ nên ưu tiên ăn những loại trái cây có chỉ số đường GI thấp như táo, cam, mận, dâu tây,…
Còn những loại trái cây như nhãn, xoài, dưa hấu lại có chỉ số đường GI cao, không hề tốt cho cơ thể người bệnh. Sau khi ăn, lượng đường huyết sẽ dễ dàng tăng cao, mất kiểm soát khiến sức khỏe rơi vào tình trạng xấu.
  • Rượu bia
Các chất kích thích như rượu, bia khi đưa vào cơ thể, kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường nên uống nhiều nước lọc. Điều này rất có lợi trong việc thải trừ các chất chuyển hóa có độc trong cơ thể ra ngoài và cải thiện tuần hoàn máu.
Trên đây là một số loại thực phẩm không tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Mong rằng thông tin hữu ích này đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên kiêng ăn gì. Hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nguồn : http://thucphamchonguoibenh.com/nguoi-benh-tieu-duong-tuyp-2-nen-kieng-gi/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Người Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 Nên Ăn Gì?

Bệnh tiểu đường là một gánh nặng về y tế trên nhiều quốc gia. Số lượng người bị tiểu đường ngày càng tăng cao. Theo ước tính của IDF, đến năm 2045, một trong 10 người trưởng thành (20 – 79 tuổi) sẽ bị tiểu đường (khoảng 629 triệu người trên thế giới).
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường là sự đề kháng hormone chuyển hóa đường, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị cũng như lời khuyên về dinh dưỡng nhằm kiểm soát tốt đường huyết cho người bệnh.
NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 NÊN ĂN GÌ? – GIẢI ĐÁP CHO NGƯỜI MỚI BỊ BỆNH

1. Nguồn gốc của bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi cơ thể gặp tình trạng đề kháng insulin, tức các tế bào không đáp ứng hoặc kém đáp ứng với insulin, từ đó glucose không đi vào được tế bào để tạo ra năng lượng hoạt động cho cơ thể.
Lúc này, cơ thể cần lượng insulin cao hơn, các tế bào beta tuyến tụy sẽ sản xuất nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng đề kháng vẫn tiếp tục, các tế bào beta sẽ không kịp đáp ứng nhu cầu cơ thể.
Khi không đủ insulin, đường huyết sẽ tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

2. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

Để trả lời câu hỏi người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì, mời các bạn cùng tham khảo lời khuyên của các chuyên gia dưới đây.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết người bị bệnh tiểu đường không nên ăn uống quá kiêng khem, sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất sức và suy dinh dưỡng.
Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, sức khỏe và công việc, người bệnh cần tính toán lượng calo nạp vào cơ thể cho phù hợp.

Chất bột, đường (Carbohydrate)

Carbohydrate, hay còn gọi là carb, có ảnh hưởng đến mức đường huyết nhanh hơn cả chất đạm và chất béo.
Người bệnh cần tính lượng carb từ thực phẩm mình dùng và chia đều chúng ra cho từng bữa ăn để tương ứng với lượng insulin có sẵn trong cơ thể và từ thuốc. Nếu lấy nhiều hơn mức insulin chuyển hóa được, đường huyết sẽ tăng lên. Nếu ăn quá ít, đường huyết lại bị hạ quá thấp.
Carb được chia ra làm hai loại: phức tạp và đơn giản.
Carb phức tạp có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp hoặc trung bình. Carb đơn giản có chỉ số GI cao.
Người bệnh nên ưu tiên sử dụng thực phẩm có chỉ số GI dưới 70 như là: lúa mạch (22), gạo lứt (50), đậu nành (15), Sữa (31), bột yến mạch (55), khoai lang (58), khoai mỡ (54),…

Chất đạm (Protein)

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần lượng đạm cao hơn so với người bình thường, 15% – 20% trên tổng số calo nạp vào mỗi ngày (người bình thường là 12% – 14%). Nếu người bệnh đã có biến chứng về thận thì nên tiêu thụ protein ít hơn 10% lượng calo hàng ngày để giảm gánh nặng cho thận.
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nên sử dụng phối hợp cả protein động vật và protein thực vật.
  • Thịt cá: cá có hàm lượng đạm cao, chất lượng tốt và các acid amin cân đối. Chất đạm trong cá dễ hấp thu hơn trong thịt. Thịt cá rất tốt cho sức khỏe, nhất là cho hệ tiêu hóa và tim mạch
  • Thịt gia cầm: được xem như loại thịt trắng dễ hấp thụ, giúp giảm cholesterol, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh
  • Trứng: các loại trứng đều là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất vì có đầy đủ acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối.
  • Các loại đậu: chất đạm trong họ đậu có giá trị dinh dưỡng rất cao và chất lượng tương đương đạm động vật. Ngoài ra, đậu còn có tác dụng phòng chống ung thư và giảm cholesterol máu.

Chất béo (Lipid)

Chất béo có hai loại là: bão hòa và không bão hòa.
Chất béo bão hòa có tính đông đặc trong nhiệt độ bình thường, rất có hại cho sức khỏe vì có thể gây nghẽn mạch máu.
Chất béo không bão hòa là loại không đông đặc ở nhiệt độ bình thường. Đây là chất béo tốt vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong máu và là những acid béo thiết yếu.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cung cấp chất béo từ những nguồn sau đây:
  • Dầu đậu nành: có tác dụng phòng tránh các mảng bám trong thành mạch máu cùng với tình trạng lắng cặn.
  • Dầu oliu: là dầu ép ra từ quả oliu, dầu oliu nguyên chất chứa nhiều vitamin E và axit béo có lợi.
  • Dầu mè: giàu chất chống oxy hóa, giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm lượng đường huyết.

Chất xơ

Chất xơ có chức năng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và cholesterol xấu trong cơ thể.
Chất xơ có hai loại: hòa tan và không hòa tan.
Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 nên ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa chất xơ hòa tan. Ngoài công dụng điều hòa lượng đường huyết, loại chất xơ này còn giúp tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như là: cà rốt, chuối, bơ, rau mồng tơi, hạnh nhân,…
Mong rằng với những thông tin trên đây, bạn đã trả lời được câu hỏi người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì. Hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tiểu đường. Cảm ơn đã theo dõi.

Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/nguoi-benh-tieu-duong-tuyp-2-nen-gi/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Cách Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Lá Xoài

Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng nhưng lại chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Lúc này, người ta thường hay dùng thuốc Tây để kiểm soát lượng đường theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc Tây đã khiến nhiều bệnh nhân ái ngại.
Chính vì thế, các vị thuốc dân gian đã trở thành cứu tinh cho những bệnh nhân tiểu đường phải điều trị lâu năm vì lành tính, không gây hại cho cơ thể. Một trong những bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường hiệu quả chính là chữa bệnh bằng lá xoài.
HÉ LỘ CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ XOÀI ĐƠN GIẢN NHẤT
Theo Y học cổ truyền, lá xoài có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp như ho, viêm phế quản cấp hay mãn tính, phù thũng.
Trong lá xoài có chứa chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra.
Chỉ số đường huyết của lá xoài nằm ở mức trung bình khoảng 41-60 nên không gây ảnh hưởng lớn đến việc tăng lượng đường trong máu người bệnh.
Nhiều bác sĩ đã và đang dùng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.

Những cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

2 cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài phổ biến đang được nhiều người thực hiện.

Cách 1

Chuẩn bị khoảng 12 lá xoài non và 2 ly nước lọc.
Rửa lá xoài thật sạch và để ráo nước.
Dùng nước lọc đã chuẩn bị nấu thành nước sôi.
Cắt sợi lá xoài, cho vào cốc nước sạch, đổ nước sôi vào, đậy nắp kín và để qua đêm.
Mỗi sáng uống hết ly nước xoài trên, dùng thường xuyên và liên tục để có kết quả như mong đợi.
Các bạn cần lưu ý rằng bài thuốc dân gian này có công dụng giảm đường huyết rất hiệu quả. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng uống quá nhiều lần trong ngày khiến đường huyết giảm mạnh gây nguy hiểm.
Một điều lưu ý khác là không nên uống cùng lúc với các loại thuốc khác nhằm tránh các phản ứng không mong muốn. Tốt nhất là uống cách nhau 2-3 tiếng để không làm ảnh hưởng khả năng hấp thụ của cơ thể.

Cách 2

Chuẩn bị nhiều lá xoài, rửa thật sạch và để ráo
Phơi khô lá xoài trong bóng râm. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ ở chỗ phơi, tránh làm bẩn các lá xoài.
Sau khi lá xoài khô, đem nghiền tất cả thành bột.
Mỗi ngày hai buổi sáng chiều, pha ½ muỗng cà phê bột lá xoài với ly nước đầy và uống.
Những bài thuốc dân gian không thể có tác dụng nhanh như uống thuốc Tây nên các bạn cần kiên trì uống 1-2 tháng mới cảm nhận được hiệu quả.
Những lưu ý quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý mới kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn.
Các bạn cần lựa chọn ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, tránh làm tăng lượng đường quá cao trong máu.
Ngoài ra, việc bổ sung chất đạm từ thịt trắng như thịt cá, thịt gia cầm bỏ da, rau xanh và hoa quả cũng vô cùng cần thiết.
Bệnh nhân cần kiêng ăn đồ ngọt, bia rượu và thịt đỏ như bò, dê, lợn vì không tốt cho sức khỏe.
Mỗi ngày, các bạn cần có chế độ luyện tập thể thao 20-30 phút để tăng cường sức đề kháng, khiến cơ thể mạnh khỏe hơn.
Mỗi tháng, các bạn đừng quên đến có cơ sở y tế kiểm tra đường huyết định kỳ nhằm theo dõi tình trang sức khỏe và có phương  pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài là một trong những phương pháp dân gian được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian nhiều để thực hiện theo các cách trên. Các bạn có thể tìm mua các bài thuốc Đông y uy tín trên thị trường để trị bệnh tiểu đường sẽ hiệu quả và tiết kiểm thời gian hơn.
Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp các bạn có được thêm phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tại nhà. Hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân của mình nhe. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này.

Nguồn : http://thucphamchonguoibenh.com/cach-chua-benh-tieu-duong-bang-la-xoai/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Đường Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Vị ngọt là một trong những vị căn bản trong bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường lại không thể nạp đồ ngọt vào cơ thể vì sợ mức đường huyết tăng cao gây nguy hiểm.
Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường chỉ có thể sử dụng các loại đường riêng biệt để không gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là danh sách các loại đường cho người bệnh tiểu đường đang được phân phối trên thị trường.
5 LOẠI ĐƯỜNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TỐT NHẤT

1. Đường bắp ăn kiêng Sucralose Tropicana Slim

Sản phẩm được sản xuất tại Indonesia của thương hiệu Tropicana Slim.
Đây là loại đường dùng để thay thế đường Sucrose trong pha chế các loại đồ uống và nấu ăn.
Đường bắp ăn kiêng Sucralose Tropicana Slim với công thức chất tạo ngọt thế hệ mới, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về tính ổn định khi nấu nướng và không gây hậu vị đắng.
Sản phẩm chứa bột bắp tự nhiên mang lại vị ngọt dịu nhẹ, xoa tan nỗi lo đường hóa học cho người sử dụng.
Khoáng chất Chromium picolinate trong sản phẩm rất cần thiết để hỗ trợ cơ thể trong việc duy trì lượng đường trong máu bình thường nên rất có lợi cho người bị tiểu đường.

2. Đường ăn kiêng Diabetasol

Với nguồn gốc từ Indonesia, Diabeatasol không chứa calo và tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
Sản phẩm là chất tạo ngọt được khuyến khích sử dụng để thay thế đường mía thông thường giúp người có nguy cơ bị tiểu đường, người béo phì, người ăn kiêng và người quan tâm chế độ ăn lành mạnh.
Đường Diabetasol có thể giúp người dùng phòng ngừa các bệnh béo phì, tiểu đường và xơ vữa động mạch.
Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, sản phẩm đảm bảo được khẩu vị và cảm quan của người bệnh, nhưng lại cung cấp lượng calo tối thiểu nên không gây tích tụ mỡ và không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

3. Đường ăn kiêng Isomalt – Resoni

Sản phẩm có nguồn gốc tại Việt Nam, do Công ty TNHH Thực Phẩm Dinh Dưỡng Miền Nam sản xuất.
Resoni là chất ngọt tự nhiên từ củ cải đường, không phải chất hóa học, mà bản chất là các amino acid có vị ngọt.
Công dụng chính của sản phẩm gồm:
  • Giúp phòng ngừa bệnh béo phì do có lượng calo thấp
  • Chỉ số đường huyết thấp nên không làm tăng đường huyết sau khi ăn
  • Có thể thay thế đường thông thường để nấu ăn hoặc pha nước uống
  • Sử dụng tốt cho người ăn kiêng và người bệnh tiểu đường

4. Đường Sucralose dành cho người tiểu đường

Đường Sucarlose có chất ngọt gấp 600 lần so với đường mía bình thường. Đây là chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng được bán trên thị trường với nhiều tên gọi khác nhau như: Splenda, Cukren, Nevella và SucraPlus.
Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy ngọt hơn đường ăn nhưng sản phẩm không tác động đến lượng đường trong máu và loại đường này chỉ được cơ thể hấp thu rất ít.

5. Đường cỏ ngọt Stevia Trường Thọ

Đường cỏ ngọt Stevia Trường Thọ là đường ăn kiêng được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ lá cỏ ngọt. Sản phẩm được sản xuất và chế biến dạng hạt tinh thể, có vị ngọt gấp 12 lần đường kính thông thường.
Đường có vị ngọt mát dịu, gần gũi như đường thông thường, dễ sử dụng, phù hợp để nấu ăn ở nhiệt độ cao.
Đường Stevia Trường Thọ hoàn toàn không chứa calo, không có carb như đường kính nên có thể sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên, hoàn toàn lành tính.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, sản phẩm đường Stevia Trường Thọ không gây phản ứng làm insulin hay lượng đường trong máu tăng như đường kính nên thích hợp dùng để nấu ăn, pha nước uống như bình thường.
Những loại đường cho người bệnh tiểu đường ở trên đây là các lựa chọn phù hợp cho người muốn kiểm soát lượng đường trong máu.
Việc lựa chọn đường cũng cần sự cẩn trọng về nhãn mác, hạn sử dụng và nhà sản xuất nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước bất kỳ lựa chọn nào.
Chúng tôi mong rằng những thông tin trên đây đã giúp các bạn có được thông tin cần thiết bổ ích cho sức khỏe. Hãy chia sẻ thông tin này đến bạn bè và người thân của mình nhé. Cảm ơn đã theo dõi.


Nguồn : http://thucphamchonguoibenh.com/5-loai-duong-cho-nguoi-benh-tieu-duong/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Hoa Quả Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Người bị bệnh tiểu đường rất cần phải kiểm soát lượng đường trong máu nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống kỹ lưỡng và chế độ luyện tập thể thao mỗi tuần.
Trong thực tế, nhiều bệnh nhân tiểu đường không dám ăn hoa quả vì sợ nạp nhiều đồ ngọt vào cơ thể. Điều này hoàn toàn không đúng. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thực vật nên rất cần có mặt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần lựa chọn loại trái cây có chỉ số đường GI thấp (dưới 55) mới đảm bảo không ảnh hưởng lượng đường trong máu. Những loại hoa quả có chỉ số đường GI cao (trên 70) là những loại hoa quả nên tránh xa.
Sau đây là những loại hoa quả cho người bệnh tiểu đường có chỉ số GI thấp
BẬT MÍ 6 LOẠI HOA QUẢ CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1. Táo

Táo có vị chua thanh nhẹ nên có vai trò nhất định trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Một công dụng đặc biệt của táo là có khả năng tránh các bệnh về mắt ở những người bệnh tiểu đường.
Táo rất giàu chất xơ hòa tan, vitamin C và chất chống oxy hóa. Táo còn chứa pectin, giúp giải độc cơ thể, loại bỏ chất thải nguy hiểm và làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường lên tới 35%.
Nghiên cứu cho thấy người ăn 5 quả táo/ tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm 23% so với người không ăn táo.

2. Anh đào

Quả anh đào là một trong những loại quả có chỉ sô GI cực thấp
Quả anh đào giúp cơ thể tăng sản xuất insulin lên 5% và giúp chống lại một số biến chứng phổ biến ở bệnh tiểu đường.
Quả anh đào có chứa chất chống oxy hóa, beta-carotene, vitamin C, kali, magie, sắt, chất xơ và folate nên rất tốt cho sức khỏe

3. Lê

Lê chứa hơn 80% lượng nước, nhiều vitamin và khoáng chất.
Quả lê rất giàu vitamin A, B1, B2, C, E và chất xơ giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, lê còn giúp cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể.

4. Kiwi

Kiwi chứa nhiều chất xơ và ít  carbohydrat có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cholesterol.
Kiwi chứa nhiều vitamin C, E và A, flavonoids, kali và một lượng lớn beta-carotene giúp cải thiện sức khỏe tổng thể

5. Dâu tây

Dâu tây có chứa nhiều chất xơ và vitamin nên có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Các chất chống oxy hóa trong dâu tây giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và làm giảm huyết áp.
Khi ăn dâu tây, người bệnh có cảm giác no lâu hơn, giữ mức lượng đường trong máu ổn định và tăng cường năng lượng cho cơ thể.

6. Bơ

Bơ giúp lượng đường huyết ổn định và cải thiện sức khỏe tim mạch vì đây là loại hoa quả giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh.
Bơ còn chứa một lượng kali, giúp ngăn ngừa bệnh về thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường.

Những lời khuyên bổ ích khác về thói quen ăn hoa quả cho người bệnh tiểu đường

  • Nên ăn hoa quả sau bữa ăn 2 giờ
  • Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa dạng
  • Hạn chế ăn trái cây sấy khô vì chứa hàm lượng đường cao
  • Quan sát tình trạng sức khỏe sau khi ăn hoa quả
  • Tốt nhất là ăn cả quả, không nên ép nước uống nhiều
  • Ăn tối đa 3 lần mỗi ngày
Chúng tôi mong rằng việc chỉ điểm những loại hoa quả cho người bệnh tiểu đường trên đây đã giúp cho các bạn có thêm thông tin hữu ích dành cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy gửi ngay câu hỏi đến chúng tôi. Cảm ơn đã theo dõi.

nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/6-loai-hoa-qua-cho-nguoi-benh-tieu-duong/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Bệnh tiểu đường có lây không là một trong những câu hỏi thường gặp củathucphamchonguoibenh.com trong thời gian gần đây.
Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên một cách toàn diện nhất.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ LÂY KHÔNG? GIẢI ĐÁP CỦA CHUYÊN GIA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Bệnh tiểu đường là gì?

Theo tổ chức y tế thế giới 1999: “Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa cacbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai”.
Theo tổ chức y thế giới 2002: “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng của insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/ hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh.”
Theo Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhược cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.”

Bệnh tiểu đường có lây không?

Với câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không khi người bình thường tiếp xúc với người bệnh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời sau đây.
Theo sự khẳng định của các chuyên gia, bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết và không gây lây nhiễm.
Mọi người hoàn toàn có thể sống chung với người bệnh vì bệnh tiểu đường không phải do virus gây ra. Việc ăn uống và sinh hoạt chung sẽ không gây ra việc lây nhiễm bệnh từ người này qua người khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khả năng mắc bệnh tiểu đường theo gen di truyền có thể được đình hình từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ. Do đó khi cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường, đứa con hoàn toàn có khả năng mang gen bệnh.
Các nghiên cứu về di truyền bệnh tiểu đường trong gia đình cho thấy khả năng con cái bị di truyền từ cha mẹ lên đến 75% nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường.
Nếu trong gia đình, chỉ có cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường thì xác suất đứa con bị bệnh là 15-20%.
Ngoài ra, chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu trong gia đình có ai mắc bệnh tiểu đường, các bạn nên lưu ý chế độ ăn hiện tại ra sao để xem xét và điều chỉnh cho hợp lý.
Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý các loại virus như sởi, quai bị,… vì có thể gây tổn thương đến tuyến tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin.

Làm sao phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả?

Để phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả, chúng ta cần có thói quen sống, ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lí, cụ thể là:
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lí: vì khi bị béo phì, khả năng giảm đường huyết của insulin đặc biệt thấp hơn, dễ gây ra tình trạng tăng đường huyết.
  • Tránh bị căng thẳng và áp lực trong cuộc sống: vì stress có thể khiến bạn bị mất kiểm soát trong ăn uống và sinh hoạt, dễ dẫn đến những thói quen xấu gây ra bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và thức ăn nhanh: để kiểm soát tốt lượng đường nạp vào cơ thể và tránh tăng cân.
  • Hạn chế bia, rượu: vì chất kích thích kết hợp với thức ăn ngọt sẽ làm tăng đường huyết dễ dàng hơn.
  • Tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường mà chúng tôi tổng hợp được. Mong rằng, với những nội dung trên đây đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không và có thêm những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Hãy chia sẻ ngay với bạn bè để cùng nhau có được sức khỏe tốt nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.


Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/benh-tieu-duong-co-lay-khong-bien-phap-phong-tranh-giai-dap-cua-chuyen-gia/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề:  Cách Nhận Biết Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính, tồn tại âm thầm trong cơ thể cho đến khi phát triển thành các triệu chứng rõ rệt sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Con số này dự báo sẽ tăng lên thành 6,1 triệu vào năm 2040. Tuy nhiên lại có đến gần 70% số người mắc bệnh chưa được chẩn đoán. Vì vậy, nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh khi đã xuất hiện biến chứng khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và nguy hiểm.
Chính vì thế, việc nhận biết bệnh tiểu đường vô cùng cần thiết, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao như người trung niên 40 tuổi trở lên và người béo phì.
Cách Nhận Biết Bệnh Tiểu Đường Sớm Và Nhanh Nhất Tại Nhà

Cách nhận biết tiểu đường bằng việc kiểm tra đường huyết

Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), bệnh tiểu đường được chẩn đoán theo tiêu chuẩn trong bảng sau:
Xét nghiệm đường huyếtBình thườngTiều tiểu đườngBệnh tiểu đường
Lúc đói< 100 mg/dL5.5 mmol/L100-125 mg/dL5.6-6.9 mmol/L≥ 126 mg/dL7 mmol/L
Sau 2h uống 75 gam đường< 140 mg/dL7.8 mmol/L140-199 mg/dL7.8-11 mmol/L≥ 200 mg/dL11.1 mmol/L
HbA1c< 5.7 %5.7-6.4%≥ 6.5%
Ngẫu nhiên< 140 mg/dL7.8 mmol/LChưa đủ tiêu chuẩn≥ 200 mg/dL11.1 mmol/L
Xét nghiệm đường huyết lúc đói là xét nghiệm phổ biến và đơn giản nhất để chẩn đoán tiểu đường. Lúc này, người thực hiện xét nghiệm cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ (nhịn qua đêm 8-14 giờ, không uống nước ngọt, chỉ uống nước lọc hoặc nước sôi để nguội).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống cho kết quả chính xác hơn xét nghiệm lúc đói nhưng thực hiện phức tạp và chi phí cao hơn. Người thực hiện xét nghiệm uống 75 gam đường glucose được hòa tan trong 200-300 ml nước và uống trong 5 phút, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2 giờ.
HbA1c là xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường do xét nghiệm cho biết khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, HbA1c chỉ được thực hiện tại phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: là xét nghiệm đường huyết được đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày, không phụ thuốc vào việc đã ăn hay chưa.
Tùy theo từng loại xét nghiệm có mức độ phức tạp khác nhau mà người thực hiện xét nghiệm có thể tự kiểm tra tại nhà hoặc tại các bệnh viện và các cơ sở y tế. Tuy nhiên, để đảm bảo mức chính xác cao nhất, mọi người nên kiểm tra đường huyết tại các bệnh viện lớn, có chuyên môn cao và đáng tin cậy.

Cách nhận biết bệnh tiểu đường thông qua các triệu chứng bất thường

Bên cạnh việc xét nghiệm, chúng ta có thể theo dõi các triệu chứng bất thường để phát hiện bệnh tiểu đường. Cụ thể là các triệu chứng sau:
  • Khát nước nhiều hơn bình thường, còn gọi là tiêu khát

Bệnh nhân tiểu đường rất hay có cảm giác khát nước vì khi lượng đường trong máu cao sẽ lấy nước từ tế bào để pha loãng đường trong máu khiến tế bào bị mất nước, tạo cảm giác khát nước nhiều.

  • Mau đói bụng dù vừa mới ăn

Do insulin không thể thực hiện chuyển hóa đường vào tế bào dù đã được tiết ra từ tuyến tụy. Và insulin gây ra cảm giác đói khiến bệnh nhân bị đói bụng dữ dội.
  • Đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm

Do thận phải cố gắng đào thải đường trong máu qua đường nước tiểu. Ngoài ra, do phải uống nhiều nước để bù lại tình trạng mất nước trong cơ thể nên người bệnh càng phải đi tiểu nhiều hơn.
  • Sụt cân bất thường

Các tế bào trong cơ thể không nhận được đủ đường để chuyển hóa thành năng lượng nên phải lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy trước đó của cơ thể.

  • Hay thấy mệt mỏi, kiệt sức

Cơ thể người bệnh tiểu đường phải dùng nhiều năng lượng hơn nên bị mệt mỏi nhiều hơn.
  • Bị mờ mắt

Do bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc làm mắt bị mờ.
  • Chậm lành các vết thương, vết loét

Do lượng đường trong máu cao, các tĩnh mạch, động mạch bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào khiến vết thương lâu lành hơn.

  • Tê, ngưa ran, đau các chi

Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh tạo cảm giác tê, ngứa ran kèm theo đau, viêm.
  • Bị nhiễm trùng

Người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng do lượng đường trong máu cao có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Trên đây là những cách nhận biết bệnh tiểu đường thông dụng và có độ chính xác cao. Việc trị bệnh sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta thật sự hiểu biết và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi đến chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.


nguồn : http://thucphamchonguoibenh.com/cach-nhan-biet-benh-tieu-duong/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề:  Bài Thuốc Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2

Bệnh tiểu đường là gì

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì âm thầm xuất hiện và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, cuối cùng gây tử vong.
Theo tổ chức y tế thế giới 1999: “Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa cacbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai”.
Theo tổ chức y thế giới 2002: “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng của insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/ hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh.”
Theo Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhược cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.”
Top 6 Bài Thuốc Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 Từ Thảo Dược

Những dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ đến 90% trong số người mắc bệnh tiểu đường. Người trên 40 tuổi và người béo phì rất dễ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2.
Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường gặp là:
  • Mệt mỏi
  • Tiểu nhiều, khát nhiều
  • Nhanh đói
  • Giảm cân không kiểm soát
  • Vết thương lâu lành
  • Bệnh về da
  • Mờ mắt
  • Nhiễm nấm
  • Dễ bị cảm lạnh và cúm
  • Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân, bàn tay
Khi có những dấu hiệu như trên, bạn cần đến ngay trung tâm y tế để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm nồng độ đường huyết để xem có bị tiểu đường không. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
  • Đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tổn thương thần kinh
  • Mù lòa
  • Tăng hoặc hạ đường huyết cấp tính
Ngoài chế độ ăn uống và thể dục hợp lí, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần dùng thêm thuốc để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

Những bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ thảo dược Đông y

Bên cạnh việc trị bệnh bằng thuốc Tây y, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát đường huyết bằng thuốc Đông y để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ thảo dược Đông y được nhiều người tin dùng.

1. Bài thuốc Đông y Tiểu Đường Hoàn

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 đang nhận được sự tin dùng của nhiều bệnh nhân gần xa vì hiệu quả điều trị của thuốc rất tốt.
  • Trong 7 ngày đầu sử dụng đã có tác dụng giảm đường huyết xuống về mức an toàn.
  • Đảm bảo đường huyết ổn định chỉ sau 1 liệu trình dùng thuốc (1 liệu trình 2 hộp dùng trong 2 tháng).
  • Tiểu đường hoàn giúp đào thải những đào thải những độc tố trong tuyến tụy, đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tụy hồi phục và hoạt động lại như bình thường.
  • Giảm đường huyết, giảm cholesterol xấu, và cải thiện chức năng tuyến tụy.
  • Ngặn chặn các biến chứng từ bệnh tiểu đường.
Tiểu Đường Hoàn được tinh chế từ các thảo dược vô cùng quý hiếm. Bộ y tế đã chứng nhận về mặt chất lượng cũng như khả năng điều trị bệnh của thuốc.
  • Nấm Linh Chi: chứa hoạt chất Polysaccharides là nhóm beta-D giúp sản sinh ra insulin.
  • Mạch Môn: kích thích sản xuất insulin của tuyến tụy và làm giảm đề kháng insulin.
  • Quế: làm tăng nhạy cảm hơn với insulin , giúp ổn định đường huyết.
  • Dây Thìa Canh: làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, giảm cholesterol và lipid máu.
  • Hải Mã: tăng khả năng giải phóng insulin và bồi bổ sức khỏe.
  • Tảo: giúp bồi bổ sức khỏe cơ thể, phòng ngừa nhiều bệnh tiểu đường.
  • Khổ qua: giúp cơ thể tăng tiết insulin, ổn định đường huyết hiệu quả.
  • Kê Cốt Thảo: tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.
  • Đinh Lăng: nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống mệt mỏi, giúp ăn ngon.
  • Nhân Sâm: tăng khả năng giải phóng insulin và tăng khả năng nhạy cảm insulin.
Với sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm cùng phương thức điều chế gia truyền,Tiểu Đường Hoàn có khả năng giúp bệnh nhân hạ đường huyết dần dần, khi tới mức an toàn mới bắt đầu duy trì ở mức độ ổn định.
Một liệu trình dùng thuốc gồm 2 hộp (480 viên)
Ngày uống 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần uống 4 viên sau khi ăn 30-60 phút
Bài thuốc đã được chứng minh lâm sàng và phân phối trên toàn quốc thông qua kênh online sieuthisongkhoe.com

2. Bài thuốc Đông y Thanh Đường An

Thanh Đường An là bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tiếp theo trong bài tổng hợp hôm nay.
Thanh Đường An là thực phẩm chức năng được bào chế bởi Công ty TNHH Gia Cảnh (GPHARM). Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng và có thể sử dụng kết hợp tuốc tây.
Mỗi hộp thuốc gồm 60 viên với các thành phần như sau: Nghệ (50mg), Giảo cổ lam (20%), Chè đắng (15%), Ngũ vị tử (5%), Mạch môn (5%), Hoàng kỳ (5%).
Công dụng chính của Thanh Đường An là
  • Hỗ trợ hạ đường huyết
  • Phòng ngừa và hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường
  • Giảm mỡ máu
  • Ổn định huyết áp
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Bảo vệ gan, thận
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Phòng tránh các tác nhân oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra
Liệu trình dùng thuốc được chia ra làm 2 giai đoạn sau:
  • Liều dùng tấn công: ngày 3 lần, lần 4 viên. Nên dùng trong 15 ngày nếu đường huyết trên 8 mmol/l (tương đương 145 mg/dl).
  • Liều dùng duy trì: ngày 3 lần, lần 2-3 viên.
Uống trước bữa ăn 10 phút và có thể kết hợp uống với thuốc Tây.
Vì đây là thực phẩm chức năng nên tùy vào cơ địa mỗi người, thuốc sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị khác nhau.

3. Bài thuốc Đông y Hạ Thanh Đường

Thảo dược Hạ Thanh Đường cũng là một trong những bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 giúp nhiều bệnh nhân ổn định lượng đường huyết.
Hạ Thanh Đường được phát triển từ năm 2008 do Đơn vị nghiên cứu ứng dụng và phát triển y học dân tộc cùng 10 giáo sư chuyên ngành tiểu đường, đầu ngành các bệnh viện lớn tại Việt Nam nghiên cứu trong 5 năm.
Bài thuốc được các bác sĩ chuyên ngành đánh giá là rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiểu đường, hạ đường huyết.
Thuốc có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm, tuyệt đối an toàn, không gây tác dụng phụ có hại đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.
  • Sa Sâm: thanh tải phế và bổ âm tăng sinh dịch cơ thể
  • Đan Bì: kháng viêm, đào thải các độc tố tích tụ trong máu
  • Thiên Hoa: phế nhiệt thanh đường, điều hóa khí huyết
  • Sinh Địa: có tác dụng cầm máu và bổ huyết
  • Hoàng Liên: thanh lọc cơ thể, giảm mỡ máu
  • Kỷ Tử: tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường chức năng thận
  • Y Dĩ: giúp loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể
  • Mạch Môn: giúp tránh lắng đọng canxi ở thận
  • Hoài Sơn: có tác dụng hạ đường huyết tốt
Với phương pháp điều trị của Đông y hiện đại: ngoài việc ổn định đường huyết lâu dài, phương pháp này còn mang đến niềm hy vọng rất lớn cho bệnh nhân đó là khả năng hồi phục tuyến tụy để cung cấp hoạt chất chuyển hóa đường chất lượng, giúp bệnh nhân không phải uống thuốc suốt đời.
Liệu trình dùng thuốc được chia ra làm 2 loại:
  • Liệu trình tấn công: (1 tháng 2 hộp) ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên sau ăn với nước ấm.
  • Liệu trình duy trì: (1 tháng 1 hộp) ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên sau ăn với nước ấm.
Bài thuốc đã được chứng minh lâm sàng và phân phối trên toàn quốc thông qua kênh online sieuthisongkhoe.com

4. Bài thuốc Đông y Tiêu Khát Thang

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tiếp theo là Tiêu Khát Thang, một bài thuốc Đông y của nhà thuốc Tâm Minh Đường.
Thành phần chính của thuốc gồm: Đẳng sâm, Thục địa, Khổ qua, Hoàng bá
Tiêu Khát Thang được nhiều người đánh giá là giải pháp toàn diện giúp người bệnh tiểu đường có thể:
  • Hạ và ổn định đường huyết
  • Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
  • Giảm mỡ máu xấu, hạ HbA1c
  • Giảm thèm ăn ngọt, hỗ trợ ăn kiêng
Cách sử dụng thuốc Tiêu Khát Thang như sau: uống khi đói, ngày 3 lần, mỗi lần lấy 1 thìa bột pha với nước sôi (dùng khi nước còn ấm).
Một liệu trình dùng thuốc kéo dài 10 ngày, áp dụng 1-2 tháng theo hướng dẫn của nhà thuốc.
Người bệnh cần kết hợp uống thuốc với chế độ dinh dưỡng và các bài tập mà bác sĩ hướng dẫn.

5. Bài thuốc Đông y Tiểu Đường Hoa Đà

Thảo dược Hoa Đà – Tiểu Đường là bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 được bào chế bởi Đông Y Sĩ Cảnh Thiên với gần 50 năm nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trước khi ra mắt.
Các thành phần của thuốc gồm: Sinh địa, Hoài sơn, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả, Địa cốt bì, Câu kỷ tử, Tỳ bà diệp, Ngũ vị tử,…
Với sự kết hợp của 12 loại thuốc Đông y quý do Đông y sĩ tự trồng tại vườn riêng của nhà thuốc , thảo dược Tiểu Đường Hoa Đà có công dụng:
  • Hỗ trợ chữa trị hiệu quả bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Giúp hạ đường huyết, ổn định sức khỏe của bệnh nhân
  • Giúp giảm tình trạng khát nước, đói ăn vô độ
  • Chữa đi tiểu liên miên, nóng hầm trong người
  • Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm: sưng chân, viêm da ghẻ lỡ, sụt cân, mắt kém
Cách dùng theo hướng dấn sau: ngày 3 lần, mỗi lần 3-4 viên.
Bệnh nhân cũng cần kiêng cữ thịt bò, bắp, tinh bột, thức ăn ngọt.

6. Bài thuốc Đông y Thanh Đường Gamosa

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 của Học Viên Quân Y nghiên cứu và bào chế theo phương pháp Đông y.
Các thành phần trong Thanh Đường Gamosa được bào chế hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên, có tác dụng rất tốt trong quá trình ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng.
  • Dây thìa canh 500mg
  • Bạch truật 100mg
  • Giảo cổ lam 250mg
  • Mướp đắng 2000mg
  • Cỏ ngọt 200mg
  • Thiên hoa phấn 300mg
Tác dụng của Thanh Đường Gamosa trong quá trình trị bệnh tiểu đường là:
  • Giúp duy trì và ổn định nhanh đường huyết giúp các bệnh nhân có chỉ số đường cao nhanh chóng trở về mức an toàn
  • Tăng cường chức năng gan, thận, tuyến tụy nội tiết, giảm nguy cơ gây biến chứng
Trên đây là những bài thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 uy tín mà chúng tôi tổng hợp được. Rất mong những thông tin hữu ích trên đây đã giúp các bạn có thêm cái nhìn tổng quan về căn bệnh tiểu đường cũng như những bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Mọi câu hỏi xin vui lòng gửi về thucphamchonguoibenh.com để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.



nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/top-6-bai-thuoc-tri-benh-tieu-duong-tuyp-2-tu-thao-duoc/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Cây Mướp Đắng Chữa Bệnh Tiểu Đường

Cây mướp đắng nổi tiếng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, giảm cholesterol, trị mất ngủ,… Trong đó, lợi ích nổi trội nhất là khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Lí do vì sao và cách dùng mướp đắng thế nào để chữa bệnh tiểu đường, mời các bạn theo dõi những nội dung sau đây.
Cây Mướp Đắng Chữa Bệnh Tiểu Đường Đúng Không?

1. Công dụng của mướp đắng trong điều trị bệnh tiểu đường

Mướp đắng được xem là dược liệu có vị đắng, tính lạnh không độc, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, giảm đau, trừ độc,… Đặc biệt, mướp đắng có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mướp đắng chứa ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin.
Charatin có công dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Tạp chí nước ngoài Journal of Etnopharmacology cho biết: khi dùng khoảng 2000mg mướp đắng hàng ngày có khả năng làm giảm đáng kể lượng đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Như vậy, những ai mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên dùng mướp đắng theo các chỉ dẫn dưới đây.

2. Những cách dùng cây mướp đắng chữa bệnh tiểu đường

Để chữa bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể thường xuyên sử dụng mướp đắng để chế biến món ăn, pha trà uống hoặc làm nước uống bổ dưỡng.
Cách 1: Dùng mướp đắng để chế biến những món ăn dinh dưỡng
Chế biến thành món ăn là cách thông dụng nhất để sử dụng . Chúng ta có rất nhiều cách chế biến khác nhau cho cả người ăn chay và người ăn mặn, ví dụ như:
  • Mướp đắng xào trứng
  • Canh mướp đắng dồn thịt
  • Canh lá và đọt mướp đắng
  • Mướp đắng muối chua
  • Mướp đắng hầm thịt nạt, củ cải
  • Mướp đắng kho chay
  • Mướp đắng kho tiêu
  • Mướp đắng ngâm giấm chua ngọt
  • Mướp đắng luộc ăn kèm nước tương cay
Cách 2: Chế biến trà thơm ngon từ mướp đắng
Đây là cách dễ dàng thực hiện và có thể bảo quản để dùng trà mướp đắng trong thời gian dài. Các bước thực hiện như sau:
  • Rửa sạch lá, dây, quả và cắt lát thật mỏng
  • Trải đều tất cả lên nia tre, mâm hoặc bao lót sạch. Tốt nhất bạn nên bày lên nia tre hoặc mâm để dễ di chuyển.
  • Phơi khô lá, dây và quả khổ qua rừng dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng máy sấy thực phẩm ở nhiệt độ 600C.
  • Sau khi chuyển từ màu xanh thành nâu thẫm thì cho tất cả vào túi nilong, buộc kín hoặc đựng trong hộp có đậy nắp để sử dụng lâu dài.
Mỗi khi muốn pha trà, bạn chỉ cần bỏ một ít hỗn hợp phơi khô đó vào bình trà và châm nước sôi vào là được
Cách 3: Ép mướp đắng làm nước uống bổ dưỡng
Để phát huy công dụng cây mướp đắng chữa bệnh tiểu đường, chúng ta có thể ép mướp đắng làm nước uống.
  • Bước 1: Rửa sạch quả mướp đắng, bổ đôi, bỏ hạt, cắt nhỏ. Dùng máy xay sinh tố để xay nhỏ.
  • Bước 2: (nước 1) Bỏ mướp đắng đã xay nhỏ vào 1 túi vải sạch và vắt trong 500 ml nước. Sau đó đem lên bếp đun sôi, lửa nhỏ trong 15 phút rồi để nguội.
  • Bước 3: (nước 2) Dùng 300 ml nước hòa với bã để vắt lấy nước và đun sôi để nguội như nước 1.
  • Bước 4: (nước 3) Dùng lượng nước còn lại cho vào bã vắt lấy nước rồi đổ cả nước 1 và nước 2 vào cùng nước 3 này để đun sôi lên là được.
Chúng tôi mong rằng những thông tin hữu ích về việc cây mướp đắng chữa bệnh tiểu đường ở trên đây đã giúp cho các bạn có thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, xin gửi về thucphamchonguoibenh.comđể được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.


Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/cay-muop-dang-chua-benh-tieu-duong-dung-khong/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Ăn Mướp Đắng Đúng Cách

Mướp đắng là loại cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí, có quả ăn được và thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Làm Sao Để Ăn Mướp Đắng Đúng Cách Và Không Gây Hại Cho Sức Khỏe?

1. Lợi ích của mướp đắng

Tuy có vị đắng, nhưng đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh mướp đắng có lợi ích rất tốt cho sức khỏe người dùng, cụ thể là:
Hỗ trợ điều trị cho bệnh tiểu đường tuýp 2: mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose.
Làm đẹp da: mướp đắng giúp da giảm mụn và mịn màng hơn.
Giảm lượng cholesterol: mướp đắng có khả năng làm giảm lượng cholesterol giúp thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ.
Giúp giảm cân:  mướp đắng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít calo giúp kiểm soát cân nặng tốt.
Tăng cường hệ miễn dịch: mướp đắng giúp ngăn ngừa cảm lạnh, có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp điều trị chứng trào ngược dạ dày và khó tiêu.
Ngoài ra, mướp đắng còn đem đến nhiều lợi ích khác nữa nếu chúng ta biết dùng đúng cách.

2. Hướng dẫn ăn mướp đắng đúng cách

Tuy mướp đắng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ bị tác dụng ngược, nhận lấy nhiều tác hại không mong muốn.
Dưới đây là những điều cần lưu ý về việc ăn mướp đắng đúng cách.
Đầu tiên, các bạn cần lưu ý không ăn mướp đắng khi đói bụng.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, tạo cảm giác bỏng rát, đau bụng, cồn cào hoặc tiêu chảy.
Mướp đắng nên được ăn trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
Mỗi ngày, chúng ta chỉ nên ăn tối đa hai quả mướp đắng và tối đa bốn lần trong một tuần. Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ gây hại đến dạ dày và hạ đường huyết quá mức gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Trong quả mướp đắng có chứa p-insulin có cấu trúc, đặc điểm và hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nếu dùng mướp đắng quá nhiều sẽ khiến đường huyết giảm đột ngột, chóng mặt, vã mồ hôi, choáng và ngất.
Khi ăn mướp đắng, các bạn có thể luộc, hấp, xào hay kho. Tuy nhiên cần lưu ý bỏ hột ra trước khi chế biến.
Trong hạt mướp đắng, người ta chiết xuất ra hai chất đắng là alpha và beta momorcharin có độc với tế bào gan, nhất là ở gan trẻ em.
Những người bị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ cũng không nên ăn mướp đắng quá nhiều.
Ở những trường hợp thiếu men G6PD di truyền không nên sử dụng mướp đắng vì gây ra tình trạng tan máu cấp tính.
Vì trong hạt mướp đắng có chứa chất vicine, có thể tạo ra nhiều men oxy hóa khử trên màng tế bào, gây hư hại màng tế bào và gián tiếp làm tan máu ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
Những đối tượng tuyệt đối không nên dùng mướp đắng là phụ nữ có thai và cho con bú.
Mướp đắng có khả năng kích thích cơ trên co mạnh làm tăng co bóp của tử cung, gây xuất huyết hoặc kích thích sẩy thai.
Phụ nữ đang cho con bú khi ăn mướp đắng có thể truyền chất độc trong quả mướp đắng qua đứa con khi cho bú nên phải cẩn thận đối với loại quả này.
Các bạn cũng nên lưu ý cách chọn mướp đắng an toàn trước khi chế biến.
Những quả an toàn sẽ có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân li ti, an toàn cho sức khỏe.
Ngược lại, những quả có màu xanh mướt, thân phình to, da láng bóng có thể đã được bón nhiều chất đạm, chất kích thích sinh trưởng dễ gây nhiễm độc khi ăn.
Vì mướp đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng. Nhưng nếu không ăn đúng cách theo những hướng dẫn trên sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Chúng tôi mong rằng với những hướng dẫn ăn mướp đắng đúng cách trên đây, các bạn đã có được nguồn thông tin hướng dẫn hữu ích trong bữa ăn hàng ngày.
Mời các bạn chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân vì lợi ích sức khỏe của mọi người.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.


Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/lam-sao-de-an-muop-dang-dung-cach-va-khong-gay-hai-cho-suc-khoe/

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Chủ Đề: Thức Ăn Dành Cho Người Bệnh Tiểu Đường

I. Làm sao để biết mình bị bệnh tiểu đường?

Để biết mình có bị tiểu đường hay không bạn cần đo chỉ số đường huyết tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế.
Thời điểm đo đường huyết tốt nhất là lúc đói, sau ăn 8 tiếng hoặc sau khi thức dậy, chưa ăn uống gì cả. Bạn cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối ở nơi trích máu trước và sau khi thử.
Nếu đo chỉ số đường huyết tại nhà, bạn cần biết cách đọc chỉ số đường huyết chính xác.
Kiến Thức Cần Biết: Thức Ăn Dành Cho Người Bệnh Tiểu Đường Gồm Những Gì?
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết an toàn như sau:
  • Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl
  • Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dl
  • Trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dl
Để biết được kết quả chính xác hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế là kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ thực hiện các loại xét nghiệm sau:
  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm dung nạp Glucose
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói)

Ngoài ra, bạn có thể phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường sau đây:
  • Mệt mỏi
  • Tiểu nhiều, khát nhiều
  • Nhanh đói
  • Giảm cân không kiểm soát
  • Vết thương lâu lành
  • Bệnh về da
  • Mờ mắt
  • Nhiễm nấm
  • Dễ bị cảm lạnh và cúm
  • Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân, bàn tay

II. Làm gì khi đã biết mình bị tiểu đường?

Nếu chắc chắn bản thân đã bị tiểu đường, bạn cần chuẩn bị tinh thần điều trị căn bệnh một cách bền bĩ, kiên trì và lưu ý những điều căn bản sau đây:
  • Điều trị bằng thuốc Tây

Bạn cần nghe theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây. Những loại thuốc hay được dùng gồm:
  • Nhóm thuốc sulphonylurea
  • Thuốc ức chế men alpha – glucosidase
  • Thuốc metformin
  • Nhóm thuốc thiazolidinedione (TZD)
  • Nhóm meglitimide
Thuốc Tây thường gây ra các tác dụng phụ như hạ đường huyết quá thấp, đau bụng, buồn nôn, tăng cân,… nên chúng ta cần cân nhắc kỹ khi sử dụng.

  • Điều trị bằng thuốc Đông y

Những loại thuốc Đông y đang được tin dùng hiện nay là:
  • Hạ Thanh Đường
  • Tiểu Đường Hoàn Difoco
  • Viên uống Mudaru
  • Tiểu Đường Medi Happy
Theo phương pháp Đông y hiện đại, đường huyết sẽ được kiểm soát hiệu quả nhưng không gây tác dụng phụ.
  • Luyện tập thể thao điều độ

Theo lời khuyên của Liên đoàn đái tháo đường, bệnh nhân tiểu đường nên tập luyện tổng cộng 30-45 phút mỗi ngày, 3-5 ngày trong tuần hoặc 150 phút/ tuần.
Tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại mà bệnh nhân nên lựa chọn môn vận động phù hợp nhất: đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp.

  • Có chế độ ăn uống hợp lý

Để kiểm soát đường huyết tốt, chế độ ăn uống hợp lý và tính toán kỹ lưỡng. Những nội dung tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn cách chọn thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường ra sao.

III. Lời khuyên về thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường

Thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường cần nạp đủ năng lượng theo thể trạng và tính chất lao động như sau:
Thể trạngLao động nhẹLao động vừaLao động nặng
Gầy35kcal/kg40kcal/kg45kcal/kg
Trung bình30kcal/kg35kcal/kg40kcal/kg
Mập25kcal/kg30kcal/kg35kcal/kg
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng gluxit, protit và lipit cần thiết cho cơ thể. Trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protit chiếm 15% và lipit chiếm 35%.

Thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường cần được lựa chọn kỹ đối với mỗi loại thực phẩm nhằm kiểm soát đường huyết hiệu quả. Dưới đây là những loại thực phẩm được gợi ý dành cho bệnh nhân tiểu đường.

1. Sữa

Trong các loại thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường, sữa là sản phẩm rất quan trọng vì bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những loại sữa chứa lượng đường cao lại bị khuyến cáo không nên dùng cho người tiểu đường.
Dưới đây là một số loại sữa trên thị trường được cho là phù hợp với các đối tượng bị tiểu đường.
  • Sữa Diabetcare Gold của hãng Nutifood

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nutifood, sản phẩm là giải pháp dinh dưỡng đặc biệt cho các bệnh nhân tiểu đường. Vì sữa cung cấp đầy đủ chất dưỡng chất và năng lượng giúp bệnh nhân ổn định đường huyết.
Sản phẩm chứa thành phần đường bột giúp hấp thu đường huyết, các axit béo không no có lợi cho sức khỏe và các vitamin thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt, sản phẩm không chứa gluten và cholesterol nên an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Sữa Diecerna của hãng Vinamilk
Sản phẩm có công dụng giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, mang lại sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.
Palatinose trong sữa chính là cacbonhudrat được cơ thể chuyển hóa thành đường glucose, một loại đường không gây tăng chỉ số đường huyết trong máu. Đồng thơi, đây là chất giúp cung cấp năng lượng ổn định nhất cho cơ thể.
  • Sữa Glucerna của hãng Abott

Sữa giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định với sự kết hợp độc đáo của dưỡng chất đặc chế Tripple Care đã được viện dinh dưỡng y khoa chứng minh lâm sàng.
Hệ bột đường tiên tiến hấp thu chậm cung cấp năng lượng đường bột vừa đủ cho cơ thể mà không gây tăng đường huyết.
Sữa còn mang lại cho bệnh nhân một trái tim khỏe mạnh với hỗn hợp các acid béo không no và Omega 3 tốt cho tim mạch.

2. Trái cây

Trong thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường, trái cây là loại không nên bị kiêng khem vì đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng thực vật và chất xơ thiết yếu cho cơ thể.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý lựa chọn loại trái cây có chỉ số đường thấp (dưới 55) nhằm không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Sau đây là những loại trái cây rất phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Kiwi


Kiwi có chỉ số đường khoảng từ 47-58 nên khá an toàn cho người bị tiểu đường.
Loại quả này có nhiều chất xơ và ít carbohydrat nên hỗ trợ tốt việc kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol.
Trong quả kiwi còn chứa nhiều vitamin C, E, A, kali và một lượng lớn beta-carotene giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.
  • Cam
Cam có chỉ số đường khoảng 31-35 nên có thể bổ sung vào khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường.
Cam chứa lượng lớn chất xơ, vitamin C và cá khoáng chất khác giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Bưởi
Hiệp hội đái tháo đường Mỹ cho biết bưởi là một siêu thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường.

Bưởi có chỉ số đường chỉ 25 và chứa một hàm lượng cao chất xơ hòa tan cùng vitamin C.
Ngoài ra, bưởi còn giúp cơ thể tăng độ nhạy cảm với insulin nên rất có ích trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiể đường.
  • Táo
Táo rất giàu chất xơ hòa tan, vitamin C và chất chống oxy hóa.
Táo có khả năng giúp cơ thể giải độc, loại bỏ các chất thải nguy hại và giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân đến 35%.
  • Ổi
Ổi chứa nhiều chất xơ, vitamin C, kali và lyconpene rất có ích trong việc duy trì lượng đường trong máu.

3. Thức ăn vặt

Các bữa ăn phụ luôn khiến người bị tiểu đường lo lắng vì sợ nạp vào lượng đường quá lớn, không tốt cho sức khỏe.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì trong những thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường dưới đây sẽ là các món ăn vặt thơm ngon nhưng không hề gây hại cho sức khỏe.
  • Bánh bông lan dừa
Mỗi chiếc bánh bông lan chỉ chứa khoảng 76 calo và 3gam cacbohydrat nên rất an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Hạt điều, hạt hạnh nhân
Các loại hạt chưa qua chế biến như trên là lựa chọn thông minh cho người bị tiểu đường.

Chúng được xem là loại thức ăn nhẹ bổ dưỡng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
  • Salad đậu đen
Đậu đen rất giàu chất xơ và protein giúp ổn định lượng đường trong máu và kiềm chế cơn đói.
Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm cholesterol trong cơ thể nên có ích cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
  • Bánh pudding không đường
Một chiếc bánh thơm ngon chỉ có khoảng 80 calo và 15gam cacbohydrat nên rất phù hợp làm món ăn vặt cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Phomat

Phomat có thế giúp tăng thêm protein kiềm chế cơn đói, hạn chế việc ăn uống quá mức làm tăng thêm lượng đường và đây cũng là nguồnncung cấp thêm canxi cho cơ thể.
  • Bánh ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng, có thể làm giảm lượng đường trong máu và cholesterol gây hại cho sức khỏe.

4. Thức ăn chính

Đây là những món quan trọng trong những thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường vì là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý các món chính sau đây.
  • Gạo
Người bệnh tiểu đường cần bỏ thói quen ăn gạo trắng. Vì gạo trắng có chỉ số đường khá cao, khiến đường huyết trong cơ thể tăng lên sau khi ăn.
Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn gạo lứt hoặc gạo mầm
Khác với gạo trắng, gạo lứt vẫn còn nguyên phôi và lớp vỏ cám nên chứa nhiều vitamin B, E, magie, mangan, sắt và chất xơ.

Theo tổ chức WHO, sử dụng 50gam gạo lứt thay gạo trắng mỗi ngày sẽ giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sử dụng 120gam/ tuần sẽ giảm 11% nguy cơ bị tiểu đường.
Gạo mầm là loại lên mầm từ gạo lứt và có giữ lại lớp cám bên ngoài.
Gạo mầm có lượng GABA cao làm tăng hoạt động insulin, ổn định đường huyết, huyết áp, cholesterol trong máu, tăng cường chức năng gan thận,…
  • Thịt
Thịt là nguồn cung cấp chất đạm cho cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều thịt đỏ vì chứa lượng chất béo bão hòa cao, gây hại cho sức khỏe.
Thay vào đó, chúng ta nên ăn các loại thịt trắng như thịt cá hoặc thịt gia cầm (bỏ da).

Thịt cá có hàm lượng đạm cao, chất lượng tốt và các acid amin cân đối. Chất đạm trong cá dễ hấp thu hơn trong thịt. Thịt cá rất tốt cho sức khỏe, nhất là cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
Thịt gia cầm được xem như loại thịt trắng dễ hấp thụ, giúp giảm cholesterol, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
  • Dầu ăn
Dầu ăn thường được sử dụng khi chế biến các loại món ăn và đây cũng là nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể.
Các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường là dầu đậu nành, dầu oliu và dầu mè.

Dầu đậu nành có tác dụng phòng tránh các mảng bám trong thành mạch máu cùng với tình trạng lắng cặn.
Dầu oliu là dầu ép ra từ quả oliu, dầu oliu nguyên chất chứa nhiều vitamin E và axit béo có lợi.
Dầu mè giàu chất chống oxy hóa, giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm lượng đường huyết.
  • Rau củ
Rau củ cung cấp nhiều chất xơ có chức năng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và cholesterol xấu trong cơ thể.
Các loại rau củ tốt cho người bệnh tiểu đường có thể kể đến: khổ qua, bông cải xanh, cà tím, bắp cải, cải bó xôi, hành tây,…

Trên đây là những thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường tiêu biểu mà chúng tôi tổng hợp được. Rất mong bài viết này đem lại thông tin hữu ích cho các bạn. Hãy chia sẻ các thông tin trên đến những người đang bị tiểu đường mà bạn biết nhé.


Nguồn : http://thucphamchonguoibenh.com/thuc-an-danh-cho-nguoi-benh-tieu-duong/
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Liên hệ Khổ Qua Rừng Mudaru
Website: https://mudaru.sieuthisongkhoe.com/
Group Kiến Thức Trị Bệnh Tiểu Đường Tại Nhà: https://www.facebook.com/groups/benhtieuduongvabienchungtieuduong/
Page: https://www.facebook.com/khoquarungmudaruhaduonghuyet/
Hotline: 0888 533 350 - 0899 520 768

Funny Quotes T-Shirt

Được tạo bởi Blogger.