Công dụng của khổ qua rừng (mướp đắng rừng)

Khổ qua rừng còn được gọi là mướp đắng rừng, là thực vật thuộc họ bầu bí mọc hoang dại ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Caribbean… Công dụng của khổ qua rừng (mướp đắng rừng) với sức khỏe rất tốt nên người Việt đã trồng chúng như một loại rau quả tự nhiên, phục vụ bữa ăn bình thường và hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể hơn về tác dụng của khổ qua rừng và cách sử dụng hiệu quả thực phẩm này trong một số trường hợp đặc thù, bạn có thể tìm thấy những thông tin hữu ích trong bài chia sẻ dưới đây.
Công dụng của khổ qua rừng (mướp đắng rừng)

1. Tác dụng của khổ qua rừng trong đời sống hằng ngày

Không phải ngẫu nhiên mà một loại thực vật từ rừng được đưa về trồng trong nhà vườn, bởi chỉ có những thực phẩm mang lại công dụng tốt thì mới được ưu ái như vậy. Khổ qua rừng là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. So với hàm lượng dưỡng chất và tác dụng ngăn ngừa, điều trị bệnh thì rõ ràng khổ qua rừng nằm ở một “đẳng cấp cao” hơn hoàn toàn với khổ qua bình thường (đã qua lai tạo và trồng phổ biến). Một số công dụng của khổ qua rừng như sau:

a. Công dụng của quả khổ qua rừng trong đời sống

Trong đời sống hàng ngày, khổ qua rừng được sử dụng rất phổ biến và ngày càng được yêu thích, vượt hẳn khổ qua bình thường được trồng đại trà trên khắp mọi miền Việt Nam. Vốn dĩ là thực vật dinh dưỡng, nên khổ qua rừng có thể được dùng như một loại thực phẩm hoa quả bình thường.
Bạn có thể chế biến khổ qua rừng thành các món ăn hấp dẫn như xào chung với trứng, làm khổ qua nhồi thịt, canh khổ qua giò heo, nước ép/ sinh tố khổ qua rừng… Nhờ vị đắng tự nhiên thanh mát và nhiều nước, lại cứng giòn “gai góc” nên khi ăn khổ qua rừng, cảm giác sẽ ngon miệng hơn nhiều so với mướp đắng thông thường (nhiều người gọi là khổ qua mỡ, gai to tròn, mập mạp).

b. Cây khổ qua rừng chữa bệnh gì?

Đối với sức khỏe, khổ qua rừng cũng mang đến rất nhiều công dụng. Không chỉ là ngăn ngừa, phòng bệnh, trong một số trường hợp thực phẩm này còn có thể điều trị chữa lành những căn bệnh nguy hiểm với tác dụng dược lý tương đương thuốc Đông y.

Nhiều người vẫn hay thắc mắc ăn khổ qua rừng có tác dụng gì?

Các chứng như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, mất ngủ, nóng trong người, men gan – mỡ máu cao, gút, trĩ, vẩy nến, đau bụng, nhiễm nấm da, sốt… đều có thể được chữa khỏi nếu bạn biết cách sử dụng khổ qua rừng đúng chỉ dẫn (có thể kết hợp cùng với một số loại thuốc đặc trị, và áp dụng lối sống lành mạnh).
Tùy theo loại bệnh, tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, cách dùng khổ qua rừng có thể sẽ khác nhau. Có trường hợp có thể dùng cả dây, lá, rễ, hoa quả của khổ qua rừng để điều trị hoặc chỉ một số bộ phận trong số ấy. Công dụng chữa bệnh của khổ qua rừng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh như:

2. Các nghiên cứu khoa học về tác dụng của khổ qua rừng trên thế giới:

Để đánh giá tác dụng dược lý của khổ qua rừng và công dụng thực tế của loài thực vật này đối với từng loại bệnh, các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều chương trình nghiên cứu. Một số công trình quan trọng đạt kết quả khả quan có thể kể đến:

a. Nghiên cứu về tác dụng trị bệnh tiểu đường của khổ qua rừng:

+ Nghiên cứu năm 1962 (Lolitkar và Rao), 1981 (Visarata và Ungsurungsie) trên thỏ bị tiểu đường cho thấy, khổ qua có thể giúp hạ đường huyết và làm tăng độ nhạy cảm sản sinh insulin.
+ Nghiên cứu tại Đức, Trung Quốc, Australia cho kết quả khổ qua rừng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, vì trong chúng có chứa 4 hợp chất kích hoạt enzyme vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu.
+ Nghiên cứu trên người và động vật tại nhiều quốc gia khác cho thấy, khi tiêm dịch chiết mướp đắng vào bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, sau 30 phút lượng đường trong máu giảm rõ rệt khoảng 21.5%, và giảm đến 28% sau 4-12 tiếng so với hàm lượng đường cơ sở trong máu.
+ Thử nghiệm với người tiểu đường tuýp 2 cũng cho thấy kết quả tương tự. Cụ thể có 2 trường hợp, người uống trà khổ qua rừng nấu sôi (100g mướp đắng + 200ml nấu sôi cạn còn 100ml) sau 21 ngày giảm được 54% lượng đường và nồng độ HbA1c từ 8,37 giảm còn 6,95. Trường hợp thứ 2 uống 5g bột khổ qua sấy khô (ngày 3 lần), sau thời gian tương đương giảm được 25% lượng đường.
Khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường vẫn được nhiều nhà khoa học trên thế giới lấy là chủ đề nghiên cứu.

b. Các nghiên cứu khác về công dụng của cây khổ qua rừng trong y học:

- Theo nghiên cứu vào năm 1999 và 2004 trong ống nghiệm của các nhà khoa học, mướp đắng có dịch tiết có khả năng ức chế sự xâm nhập tế bào virus HIV (và các chủng loại virus khác).
- Cũng theo nhiều nghiên cứu vào năm 2001 và 2009, trong khổ qua rừng có chứa các hoạt chất có khả năng ức chế các men gây ra bệnh vẩy nến, ung thư tế bào, bệnh bạch cầu. Không chỉ vậy, loại thực vật này còn sở hữu một số loại protein đặc biệt, có tác dụng chống khối u…

3. Có nên ăn khổ qua rừng thường xuyên?

Hiện tại Việt Nam, khổ qua rừng đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc, góp mặt thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để sử dụng khổ qua rừng đạt được hiệu quả tích cực với sức khỏe, người dùng cần tuân theo theo một số nguyên tắc nhất định trong điều trị bệnh.
Điều quan trọng nhất để khai thác tốt các lợi ích của khổ qua rừng chính là sử dụng có liều lượng, có phương pháp. Chẳng hạn, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 3-5g mướp đắng khô để nấu nước uống trị bệnh tiểu đường, hoặc một tuần nấu khổ qua rừng 3 lần thành món ăn với đa dạng hình thức chế biến.
Trên thực tế trong liệu trình điều trị, khổ qua rừng là một thực phẩm cho tốt cho người bệnh nên sử dụng thường xuyên theo hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng khổ qua như một thực phẩm chăm sóc sức khỏe, bạn nên dùng thỉnh thoảng cách ngày, để không bị ngán và không bị ảnh hưởng xấu đến cơ thể do quá lạm dụng.

4. Những ai nên dùng & không nên dùng khổ qua rừng?

Khổ qua rừng rất tốt và được mệnh danh là bài thuốc quý của tự nhiên với nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chống chỉ định với một số đối tượng nhất định. Nếu bạn thuộc nhóm không nên sử dụng, tốt nhất hãy kiêng ăn/ uống khổ qua rừng. Cụ thể:

- Những người không nên dùng:

Phụ nữ mang thai và sau sinh không nên ăn khổ qua rừng
+ Người hay bị đau đầu hoặc đau đầu kinh niên, cơ thể nhạy cảm
+ Người bị hạ huyết áp
+ Người bị rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh (tỳ vị hư hàn)
+ Người có bệnh về thận

- Những người nên dùng khổ qua rừng:

+ Người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, người đang có nguy cơ bị tiểu đường
+ Người bệnh cao huyết áp, tim mạch
+ Người béo phì, muốn giảm cân
+ Người bị mỡ máu, cholesterol cao
+ Người bệnh tăng men gan
+ Người bị bệnh gút, bệnh đau nhức xương khớp
+ Người thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi
+ Người muốn cải thiện da, tóc, chăm sóc cơ thể…
Công dụng của khổ qua rừng đối với các người bệnh trên đã được nhiều tạp chí y học nhắc đến và công nhận. Tuy nhiên, dù bạn thuộc đối tượng nên dùng, thì khi sử dụng cũng phải cân nhắc đến liều lượng vì nếu lạm dụng, khổ qua rừng có thể sẽ là nguyên nhân làm tăng các triệu chứng như: đau đầu, tiêu chảy, giảm ham muốn tình dục…

5. Các cách sử dụng khổ qua rừng phát huy công dụng:

Nấu các món ăn từ khổ qua rừng:

Khổ qua rừng chế biến thành món ăn siêu ngon, vì ăn giòn hơn so với khổ qua bình thường (dù có vị đắng). Nếu bạn muốn duy trì sức khỏe tốt, hoặc dùng thực phẩm này để chữa bệnh, hãy cố gắng chế biến các món ăn từ khổ qua rừng với đầy đủ hương vị phong phú.
Một số món rất hấp dẫn theo phong cách ẩm thực Việt ví dụ như: khổ qua rừng dồn thịt, lẩu khổ qua cá thác lác, lòng gà xào mướp đắng, mướp đắng xào trứng, gỏi mướp đắng tôm thịt…
Khi nấu các món từ khổ qua rừng, bạn nên chú ý đến các nguyên liệu và gia vị đi kèm, vì một số bệnh sẽ kiêng một số thứ.

Làm trà khổ qua rừng thanh mát:

Công dụng của dây và trái khổ qua rừng phơi khô rất tốt với sức khỏe, nếu muốn dùng thường xuyên thực phẩm này bằng phương pháp nhanh gọn thay vì nấu nướng, bạn có thể làm thành trà để dành uống thường xuyên.

Cách làm trà khổ qua rừng gợi ý như sau:

- Rửa sạch 1 kg khổ qua rừng, để cho ráo nước.
- Thái mướp đắng thành từng lát mỏng dày khoảng 1.5 – 2mm (có thể bỏ hạt hoặc để nguyên hạt)
- Xếp các lát mướp đắng lên khay sạch, phơi 1 đến 2 nắng, canh theo nhiệt độ ngoài trời. Để mướp đắng không bị vướng bụi bẩn, bạn nên che một tấm màn mỏng lên trên và nhớ lật trở khoảng 1-2 lần trong quá trình phơi.
- Khổ qua rừng khô lấy sao vàng trong chảo cho đến khi các lát chuyển sang màu nâu nhẹ là được. Để khổ qua nguội, sau đó cho vào hộp thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 2 tháng.
- Khi dùng, bạn lấy vài lát mướp đắng hãm trong ấm trà nóng và uống 1-2 ly mỗi ngày. Có thể thêm đá, mật ong hoặc cỏ ngọt tự nhiên để tăng hương vị.
Ngoài trái khổ qua rừng, bạn cũng có thể tận dụng tất cả các bộ phận khác của cây để làm trà như rễ, dây, lá…

Sử dụng khổ qua rừng đã bào chế sẵn:

Nhiều người không ăn được khổ qua rừng vì vị rất đắng (ngay cả khi đã pha thành trà, thêm mật ong…). Chính vì thế, họ thường chấp nhận bỏ qua phương án sử dụng khổ qua rừng như một bài thuốc quý chữa bệnh. Đây thực sự là điều đáng tiếc, nhưng hiện tại bạn hoàn toàn có thể khắc phục được dễ dàng, vì ngày nay khổ qua rừng đã được bào chế thành dạng viên nang/ viên hoàn rất tiện dụng.
Khi sử dụng các sản phẩm viên uống từ khổ qua rừng, bạn không cần phải lo về vấn đề hương vị, bởi chúng hoàn toàn không đắng, chỉ thoang thoảng chút mùi thảo dược nhẹ nhàng. Trên thị trường hiện có khá nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm dạng này, nhưng nếu chọn để sử dụng bạn nên cân nhắc tìm nhà sản xuất/ cung cấp uy tín.
Bạn có thể tận dụng công dụng của khổ qua rừng qua các dòng sản phẩm thương hiệu Mudaru.
----------
Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/cong-dung-cua-kho-qua-rung-muop-dang-rung/