Chủ Đề: Thực Phẩm Cho Người Bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Chào bạn,
Thời gian gần đây có nhiều bạn inbox vào page Thực Phẩm Cho Người bệnh để hỏi về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh rối loạn tiền đình, các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Thiết nghĩ cũng có nhiều bạn thắc mắc về vấn đề này, nên mình tổng hợp ra bài viết này để tiện cho các bạn tham khảo.
Tìm hiểu về các
thực phẩm cho người bệnh rối loạn tiền đình sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về chế độ dinh dưỡng thích hợp nhằm đảm bảo duy trì tình trạng sức khỏe ổn định. Không chỉ mang đến cho bạn những thông tin cụ thể về các món ăn bài thuốc hữu ích, bài viết còn giúp người bệnh tránh được những thực phẩm xấu có thể khiến bệnh tình thêm trở nặng.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
- Tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình
- 4 nhóm dưỡng chất tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình
- 7 loại rau củ người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn
- 7 món ăn tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình từ óc heo
- Người bệnh rối loạn tiền đình không nên ăn gì?
- Lời khuyên dành chon người bệnh rối loan tiền đình.
1/ Bệnh rối loạn tiền đình và những điều bạn cần biết:
"Tự dưng cảm thấy choáng váng, mệt mỏi,… mọi thứ xung quanh quay cuồng, bạn có thể đã bị rối loạn tiền đình."
Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là những người lao động trí óc. Đây thực chất không phải là bệnh, mà chỉ là một hội chứng của bộ phận tiền đình và không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất lớn đến đời sống khổ chủ, và có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
Các biểu hiện thường gặp ở người mắc hội chứng này bao gồm chóng mặt, ù tai, hoa mắt, buồn nôn, dễ bị mất thăng bằng, dễ ngã mỗi khi thay đổi tư thế đột ngột… Tùy theo triệu chứng, rối loạn tiền đình được chia thành 2 dạng, gồm rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Cách điều trị và chữa chứng bệnh này cũng dựa vào đó mà có đôi chút khác biệt.
"Khi bị rối loạn tiền đình thì nên nghỉ nghơi, hạn chế đi lại nơi trắc trở, nếu không thì nguy hiểm lắm!"
Các nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiền đình thường có nguồn gốc từ thời tiết chuyển mùa, môi trường, tuần hoàn kém, tạo máu, vấn đề tâm lý thần kinh, nhiễm độc hóa chất, nhiễm độc thuốc – ăn uống…
Để điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sỹ, người bệnh cũng có thể dùng thêm các thực phẩm được khuyên dùng. Thông tin chi tiết về
chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiền đình sẽ được cập nhật trong các chia sẻ dưới đây.
2/ 4 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình:
Trong tự nhiên, có 4 nhóm thực phẩm cho người bệnh rối loạn tiền đình được khuyên dùng. Nếu bổ sung đúng liều lượng và đa dạng các nhóm thực phẩm này, căn bệnh của bạn sẽ phần nào được “giải quyết”, các triệu chứng cũng được giảm thiểu. Cụ thể:
VITAMIN B-6:
Đây là nhóm vitamin quan trọng có khả năng giúp người bệnh giảm được các triệu chứng chóng mặt - biểu hiện thường gặp nhất của chứng rối loạn tiền đình.
Bạn có thể bổ sung vitamin B-6 thông qua các thực phẩm như: đậu khô, sữa, rau bina, thịt gia cầm và hải sản…
VITAMIN C:
Kết quả các nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung đủ 600g vitamin C mỗi ngày, và sử dụng thêm một số hợp chất khác, thì chứng rối loạn tiền đình có thể sẽ được kiểm soát hiệu quả chỉ sau 8 tuần.
Như vậy, các thực phẩm giàu vitamin C có thể được xem là nhóm thức ăn hữu hiệu mà người rối loạn tiền đình nên sử dụng để giảm các chứng chóng mặt, đau đầu. Bạn có thể ăn nhiều ớt xanh, đu đủ, cam quýt, trái cây… vì chúng chứa rất nhiều vitamin C.
VITAMIN D:
Vitamin D có thể giúp chứng xơ cứng tai được cải thiện, vì triệu chứng này nếu để lâu dài cho thể gây ra tổn thất trong hệ thống tiền đình nghe.
Trong ánh sáng mặt trời vào tầm 7h - 8h chứa nhiều vitamin D có lợi, và trong thực phẩm trứng, cá… cũng chứa khá nhiều vitamin D.
Bạn nên chú ý bổ sung thường xuyên thực phẩm tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình giàu vitamin D trên để hạn chế được chứng xơ cứng tai. Nếu không thích ăn, bạn có thể mua viên uống vitamin D bổ sung (theo chỉ định từ bác sỹ).
AXIT FOLIC:
Người lớn tuổi thường bị căng thẳng mỗi khi bị stress, axit folic có trong thực phẩm có thể hạn chế được tình trạng này, đồng thời giúp lấp đầy các khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình đang rối loạn. Axit folic có thể tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau lá, trái bơ, măng tây, rau bina, bông cải xanh, khoai tây, đậu tương… Mỗi ngày nạp khoảng 400 microgram axit folic là đảm bảo nhất.
TÓM LẠI, 4 Loại thực phẩm cho người bệnh rối loạn tiền đình đầy đủ các loại vitamin và chất trên
3/ 7 loại rau quả tốt mà người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn thường xuyên:
Mặc dù chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh rất phong phú với hàng trăm thực phẩm hiệu nghiệm. Tuy nhiên, nếu xét trong các loại thực phẩm thông dụng, thì nổi bật nhất phải kể đến:
RAU BINA:
Đây là loại rau chứa nhiều vitamin B-6 và Axit folic , rất tốt cho sức khỏe người bệnh với công dụng giảm thiểu tình trạng chóng mặt. Nên ăn rau bina luộc hoặc xay nước uống thường xuyên, bạn sẽ thấy chứng chóng mặt dần được cải thiện.
BÔNG CẢI XANH:
Còn gọi là súp lơ, là loại rau đặc biệt chứa đến hàng trăm siêu dưỡng chất, có nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe như hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiền đình, tốt cho người tiểu đường, tốt cho huyết áp và thận…
ĐẬU TƯƠNG:
Còn gọi là đỗ tương, đậu nành, chứa rất nhiều đạm và hàng loạt các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cân bằng hệ thống tiền đình hiệu quả. Bạn có thể ăn đậu tương, uống sữa đậu nành hoặc tiêu thụ đậu hũ.
KHOAI TÂY:
Là thực phẩm cho người bệnh rối loạn tiền đình với hàm lượng axit folic cao. Bạn không cần ăn khoai tây mỗi ngày mà có thể xen kẽ vào các bữa ăn trong tuần.
CAM, QUÝT, BƯỞI:
Như đã đề cập ở trên, các loại trái cây rất giàu vitamin C giúp giảm chứng đau đầu chóng mặt ở người bệnh rối loạn tiền đình. Mỗi ngày, bạn có thể ăn từ 1-2 trái cam, quýt hoặc 3-4 tép bưởi để bổ sung vitamin C vào cơ thể.
CÀ CHUA:
Đây là thực phẩm cực kì bổ dưỡng, giá trị kinh tế thấp nhưng giá trị về sức khỏe rất cao. Trong cà chua chứa nhiều vitamin A và C, có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm thiểu các triệu chứng tiền đình.
NẤM:
Các loại nấm không chỉ mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho người bệnh, mà còn chứa nhiều axit folic, giúp tâm trạng người dùng cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn. Bạn có thể ăn nấm xào hoặc lẩu nấm để tận hưởng hương vị thơm ngon bổ dưỡng.
4/ 7 món ăn tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình từ não heo
NÃO HEO HẤP NGẢI CỨU:
Lấy 1 bộ não heo gỡ bỏ mạch máu lớn, sau đó trần qua nước sôi rồi xếp vào tô, thả lá ngải cứu đã thái nhỏ vào hấp cách thủy trong vòng 40 phút. Khi chín bạn lấy ra rắc lá diếp cá vào, ăn liền lúc còn nóng.
NÃO HEO TRỘN TRỨNG GÀ:
Sơ chế sạch não rồi cho vào tô, đập trứng gà vào tô não, nêm rau húng lũi đã thái nhỏ vào. Trộn đều rồi chiên như trứng bình thường. Ăn liên tục trong vòng 10 ngày, mỗi ngày 1 bữa sẽ thấy hiệu nghiệm.
NÃO HEO HẤP:
Làm sạch 1 bộ não heo rồi hấp cách thủy với 15g kỷ tử, 15g hoài sơn, nêm nếm chút gia vị rồi thưởng thức. Món này rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình.
NÃO HEO HẦM MỘC NHĨ:
Sơ chế 1 bộ não heo. Lấy 15g mộc nhĩ đen ngâm nước cho mềm rồi xào trong vòng nửa tiếng, thêm 1 thìa rượu vang, một ít nước và gia vị cho vừa miệng. Nước trong chảo sôi cho não heo vào hầm cùng 1 chén nước nhỏ. Sau 40 phút, nêm tiêu vào rồi dùng nóng.
NÃO HEO HẤP ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO:
Rửa sạch não heo và 10g đông trùng hạ thảo, cho cả hai vào dĩa cùng một ít rượu vang, một xíu muối và 2 thìa nước lạnh, hấp cách thủy ăn nóng trong ngày.
HẤP NÃO HEO:
Món ăn này cần duy trì trong vòng 7 ngày/liệu trình, chỉ đơn giản là hầm não heo trong vòng nửa tiếng, nêm nếm gia vị vừa ăn trong bữa.
CHÁO NÃO HEO:
Nấu 250g gạo tẻ, 10g thiên ma với 1 bộ óc lợn, nêm nếm gia vị vừa ăn. Chia cháo thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày.
5/ Người bệnh rối loạn tiền đình không nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm cho người bệnh rối loạn tiền đình vừa được chia sẻ trên, người bệnh cũng nên chú ý hạn chế một số thực phẩm sau:
- Kiêng ăn các thực phẩm và thức uống chứa nhiều muối, đường chẳng hạn như dưa muối, thức ăn nhanh, bánh, kẹo, bơ sữa…
- Kiêng các thực phẩm nhiều cholesterol như :phô mai, nội tạng động vật, gan, lòng đỏ trứng…
- Hạn chế hoặc tránh tuyệt đối thuốc lá, rượu bia, café, trà đặc, các chất kích thích khác…
- Lưu ý cần trọng khi sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến bệnh rối loạn tiền đình, như thuốc kháng axit, thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs), Aspirin, Nicotine (trong thuốc lá)…
6/ Lời khuyên cho người bệnh rối loạn tiền đình:
- Nêm nếm gia vị vừa ăn và khi nấu nên ăn nhạt đi một chút so với bình thường (ít đường, ít muối).
- Uống mỗi ngày từ 1.5 - 2 lít nước, khi lượng nước trong cơ thể đảm bảo thì tuần hoàn màu sẽ lưu thông ổn định, giúp hạn chế các triệu chứng rối loạn tiền đình.
- Khi làm việc, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu trong 1 tư thế, đặc biệt là dân văn phòng hay ngồi trước bàn máy tính. Tốt nhất cứ sau từ 1-2 tiếng, bạn nên chủ động di chuyển một chút hoặc vận động cơ thể.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao duy trì thể lực, nên chọn động tác nhẹ nhàng, ít xoay chuyển đột ngột vì có thể khiến triệu chứng bệnh thêm nặng.
- Không nên đứng lên ngồi xuống quá nhanh, hạn chế ngoảnh cổ nhiều, khi ngồi trên xe hơi không nên đọc sách báo, không nên leo trèo.
- Nếu mệt khi đang làm việc, bạn cần nghỉ ngơi ngay, nhất là khi cảm thấy chóng mặt xây xẩm. Ngoài ra, nên giữ cho đầu óc thanh thản, tránh áp lực căng thẳng và không tiếp xúc với các thực phẩm chứa mùi vị khó chịu (như mít, sầu riêng…).
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiền đình. Nếu đang bị các triệu chứng bệnh “hành hạ”, bạn nên thăm khám và bổ sung thường xuyên các thực phẩm cho người bệnh rối loạn tiền đình vào bữa ăn, đồng thời tránh xa những món không tốt. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Nếu bạn đang cần 1 một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình thì có thể tìm hiểu thử sản phẩm “Hoạt Não Tiền Đình” của Medi Happy tại đây.
Admin Hoàng Khải tổng hợp từ Internet
--------
Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/4-nhom-thuc-pham-tot-cho-nguoi-benh-roi-loan-tien-dinh/